Giá dầu thế giới đang thấp nhất trong nửa năm

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong sáng 16/6, cách không xa mức đáy của 6 tháng, do nỗi lo về sự dư thừa nguồn cung vẫn đè nặng lên thị trường bất chấp những nỗ lực cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).

Giá dầu Brent giao sau tại thị trường London có lúc giảm 6 cent/thùng, tương đương giảm 0,1%, còn 46,86 USD/thùng.

Giá dầu WTI giao sau tại thị trường Mỹ có lúc giảm 8 cent/thùng, tương đương giảm 0,2%, còn 44,38 USD/thùng.

Giá của hai loại dầu này đều đã giảm hơn 13% kể từ cuối tháng 5, khi OPEC, Nga và một số nước sản xuất dầu lớn khác tuyên bố gia hạn thỏa thuạn cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng mỗi ngày thêm 9 tháng, cho tới hết quý 1/2018.

Nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm thời gian này là nguồn cung dầu tiếp tục dồi dào, bất chấp lời hứa cắt giảm sản lượng của OPEC, do sản lượng dầu đá phiến gia tăng của Mỹ.

“Sản lượng dầu của Mỹ đang tăng và dữ liệu từ theo dõi các tàu chở dầu cho thấy OPEC vẫn xuất khẩu mạnh dầu”, một báo cáo của ngân hàng ANZ cho biết.

Mức xuất khẩu và sản lượng dầu cao từ một số quốc gia khác như Nga cũng đóng góp vào tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu.

Nga, nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ xuất khẩu 61,2 triệu tấn dầu, tương đương khoảng 5 triệu thùng/ngày, trong quý 3 năm nay, so với mức 60,5 triệu tấn trong quý 2, thông qua hệ thống đường ống dẫn.

Cộng thêm xuất khẩu qua các tàu chở dầu, tổng mức xuất khẩu dầu của Nga có thể vượt 9 triệu thùng/ngày.

Tại Mỹ, trong vòng 1 năm trở lại đây, sản lượng dầu đã tăng hơn 10%, đạt mức 9,3 triệu thùng/ngày. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) mới đây dự báo sản lượng dầu của nước này sẽ vượt mức 10 triệu thùng/ngày vào năm 2018.

Trong một dấu hiệu cho thấy dầu tiếp tục thừa nhiều, giới giao dịch dầu đang thuê ngày càng nhiều bể chứa để chứa dầu chưa bán được, nhằm đợi cho tới khi giá lên cao hơn.

(Theo Vneconomy)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw