Hy Lạp được phép từ bỏ chính sách kinh tế khắc khổ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/6/2018 | 2:23:01 PM

Trong cuộc họp vào chiều 21/6 tại Luxembourg, Bộ trưởng Bộ Tài chính các nước sử dụng đồng Euro (Eurozone) đã đồng ý chấm dứt chương trình giải cứu nợ công Hy Lạp.

Người dân phản đối chính sách kinh tế khắc khổ tại Hy Lạp.
Người dân phản đối chính sách kinh tế khắc khổ tại Hy Lạp.

Các Bộ trưởng Bộ Tài chính Eurozone, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã quyết định, kể từ ngày 20/8 cho phép Hy Lạp được quyền chủ động vay nợ trên thị trường tài chính mà không còn phải chịu sự giám sát đặc biệt của các định chế chủ nợ. Theo đó, Hy Lạp sẽ sớm thoát khỏi những ràng buộc của các nước và những định chế cho vay nợ, đồng nghĩa với việc nước này có thể dần dần kết thúc chính sách kinh tế khắc khổ bị bắt buộc áp dụng từ 3 năm nay. 

Hy Lạp là nước đầu tiên bị đặt dưới sự giám sát đặc biệt của các định chế chủ nợ và là nước sau cùng được "trả tự do". Trong khoảng 10 năm khủng hoảng, Hy Lạp đã phải chấp nhận 8 chương trình giải cứu, bị bắt buộc áp dụng chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng.

Hiện nợ công của Hy Lạp vẫn ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp chưa giảm nhiều. Tuy nhiên, từ năm 2017, kinh tế Hy Lạp đã tăng trưởng trở lại, thâm hụt thương mại được giải quyết và ngân sách công thậm chí có thặng dư. Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính tuy đã nới lỏng rất nhiều ràng buộc đối với Hy Lạp, nhưng vẫn buộc nước này mỗi năm phải kiểm toán ngân sách công tới 4 lần, cam kết phải đạt mức thặng dư ngân sách ít nhất 3,5 %/năm trong vòng 4 năm tới. 
 
(Theo VTV)

Các tin khác
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.

"Đây là sinh nhật đầu tiên của tôi ở nước ngoài. Tôi muốn cảm ơn người dân Thái Lan vì còn nhớ đến tôi", Reuters dẫn dòng trạng thái đăng tải trên trang Facebook cá nhân của Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 21/6.

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull vừa giành thắng lợi quan trọng khi Thượng viện nước này chấp thuận chương trình cải cách thuế lớn nhất trong lịch sử.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev

Theo Yonhap, ngày 21/6, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã nhất trí tăng cường những nỗ lực chung của hai nước nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế song phương.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (ngồi bên phải) và các lãnh đạo G7 khác trong bức ảnh diễn tả căng thẳng đối đầu giữa 6 lãnh đạo còn lại với người đứng đầu Nhà Trắng.

Từ ngày 22-6, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu đánh thuế nhập khẩu 25% lên hàng loạt sản phẩm của Mỹ, theo Reuters.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục