Nghị viện châu Âu thông qua luật yêu cầu Facebook, Google trả phí

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/9/2018 | 9:19:02 AM

Luật mới cho phép các hãng tin tức và thu âm ở châu Âu được yêu cầu Google, Facebook trả phí cho việc sử dụng nội dung.

Biểu tượng Facebook và Google.
Biểu tượng Facebook và Google.

Với 438 phiếu thuận, 226 phiếu chống và 39 phiếu trắng, các nghị sĩ châu Âu hôm 12/9 nhất trí thông qua gói cải cách nhằm buộc các hãng Internet lớn phải chia sẻ doanh thu với các nhà sản xuất âm nhạc, video và tin tức ở châu Âu, theo Bloomberg.

Ủy ban châu Âu (EC) và 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành các cuộc đàm phán nhằm thu hẹp những bất đồng và thống nhất quan điểm trước khi cập nhật đạo luật bản quyền hiện hành.

Hai ủy viên EU Andrus Ansip và Mariya Gabriel đánh giá cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu là một tín hiệu mạnh mẽ và tích cực, trong khi một số nghị sĩ và các hãng Internet lớn chỉ trích cải cách này.

"Các nghị sĩ châu Âu quyết định hỗ trợ việc lọc thông tin bản quyền trên Internet để mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp âm nhạc và xuất bản, bất chấp sự phản đối kịch liệt của công chúng", Siada El Ramly, tổng giám đốc Edima, một hiệp hội thương mại đại diện cho các nền tảng trực tuyến như Facebook và Google, cho biết.

Julia Reda, một thành viên của Nghị viện châu Âu, cho biết quyết định này là "một cú đánh mạnh mẽ đối với Internet tự do, cởi mở" và cơ quan lập pháp châu Âu đã đặt "lợi nhuận doanh nghiệp lên tự do ngôn luận".

EC khởi động việc thảo luận gói cải cách bản quyền từ năm 2016 nhằm đảm bảo các nền tảng trực tuyến phải chia sẻ doanh thu cho các nhà xuất bản, các hãng phát thanh truyền hình và các nghệ sĩ một cách công bằng, cũng như chịu trách nhiệm cho các hành vi vi phạm bản quyền trực tuyến. 

Nghị viện châu Âu hồi tháng 7 từ chối thông qua nhưng sau đó thay đổi quyết định khi các nghị sĩ điều chỉnh nội dung, trong đó bao gồm đảm bảo các nền tảng nhỏ không bị ảnh hưởng.
 
(Theo VnExpress)

Các tin khác
Thủ tướng mới của Slovenia, ông Marjan Sarec (giữa).

Đây là chính phủ thứ 13 của Slovenia và cũng là chính phủ thiểu số đầu tiên của nước này kể từ khi tách ra khỏi Liên bang Nam Tư cũ năm 1991.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại phiên bế mạc WEF ASEAN 2018.

Chiều 13.9, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN bế mạc sau 2 ngày hội giao lưu ý tưởng, đánh giá sâu sắc nhiều chiều về phát triển của các nước ASEAN trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nơi diễn ra cuộc gặp quan chức hai miền Triều Tiên.

Sáng 13/9, Hàn Quốc và Triều Tiên đã tiến hành hội đàm quân sự cấp chuyên viên để thảo luận các biện pháp giảm căng thẳng ở biên giới đồng thời xây dựng sự tin cậy giữa hai bên.

Ông Ferrand.

Nghị sĩ Richard Ferrand của đảng "Nền Cộng hoà tiến bước” đã được Quốc hội Pháp bầu làm Chủ tịch Quốc hội mới của Pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục