Triều Tiên-Hàn Quốc sẽ công bố kế hoạch khôi phục đàm phán hạt nhân

Cuối buổi họp 19/9 của Thượng đỉnh liên Triều, Tổng thống Hàn Quốc và Lãnh đạo Triều Tiên dự kiến sẽ công bố kế hoạch về đàm phán phi hạt nhân hóa.

Các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc có kế hoạch công bố các bước đi nhằm khôi phục lại các cuộc đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cũng như làm sâu sắc các mối quan hệ song phương giữa 2 nước, sau khi họ gặp gỡ vào ngày thứ 2 của cuộc họp Thượng đỉnh liên Triều tổ chức ở Bình Nhưỡng.

Một thông cáo chung của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào cuối buổi đàm phán thứ 2 ngày 19/9 sẽ cung cấp các chỉ dấu về khả năng nối lại các cuộc thương lượng giữa Mỹ và Triều Tiên về việc dỡ bỏ các chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Các cuộc thương lượng hạt nhân nói trên đã đình trệ do Washington yêu cầu có hành động cụ thể hướng tới việc phi hạt nhân hóa trước khi nhất trí với một mục tiêu lớn của Bình Nhưỡng là tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953.

Triều Tiên hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn lòng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân một cách đơn phương. Họ cũng đang tìm cách giảm áp lực từ các lệnh trừng phạt quốc tế nặng nề.

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert tại buổi họp báo hôm 18/9 cho hay Washington hy vọng cuộc họp Thượng đỉnh mới nhất giữa 2 miền bán đảo Triều Tiên sẽ mang lại "những bước đi có ý nghĩa, kiểm chứng được hướng tới việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên”. Bà Nauert gọi đây là "cơ hội lịch sử” để Chủ tịch Kim Jong-un thực hiện các cam kết mà ông đưa ra tại hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên vào tháng 6 ở Singapore.

Phát ngôn viên Nauert khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục "tham vấn sát sao, cẩn thận và đều đặn” với phía Hàn Quốc trong tiến trình đàm phán của họ ở Bình Nhưỡng.

Thượng đỉnh liên Triều lần 3 (trong năm nay) có mục đích vạch ra những bước cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Bàn Môn Điếm.

Triều Tiên và Hàn Quốc cũng đang cố gắng đạt được một thỏa thuận quân sự riêng rẽ nhằm tháo ngòi căng thẳng và ngăn ngừa đụng độ vũ trang giữa đôi bên, hiện về lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường

Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường

Các nước châu Âu, trong đó có Pháp, đang đối mặt với những đợt nắng nóng khắc nghiệt bao trùm trên diện rộng. Đáng chú ý, đợt nắng nóng dữ dội hồi tháng 6 vừa qua đã khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường, dẫn đến tình trạng thiếu nước tại nhiều trạm nghỉ chân trên núi. Tình trạng này diễn ra ngay trước thềm mùa cao điểm du lịch leo núi trong mùa Hè.

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan cao của virus Chikungunya

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan cao của virus Chikungunya

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 22/7 đã kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự trở lại của dịch bệnh do virus Chikungunya gây ra, khi các đợt bùng phát mới liên quan đến nhiều đảo quốc châu Phi ở Ấn Độ Dương đang lan rộng.

Ông Trump rút Mỹ khỏi UNESCO

Ông Trump rút Mỹ khỏi UNESCO

Hai năm sau khi Mỹ tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Tổng thống Donald Trump hôm nay (22/7) quyết định rút nước này khỏi UNESCO một lần nữa.

Châu Âu cán mốc một triệu điểm sạc xe điện

Châu Âu cán mốc một triệu điểm sạc xe điện

Hạ tầng phục vụ xe điện tại châu Âu vừa ghi nhận một cột mốc quan trọng: một triệu điểm sạc công cộng đã được lắp đặt trên toàn lục địa. Thông tin này vừa được EV Belgium - liên đoàn quy tụ các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và người dùng trong lĩnh vực giao thông không phát thải tại Bỉ - công bố.

fb yt zl tw