Madagascar phải tiến hành tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vòng 2

  • Cập nhật: Chủ nhật, 18/11/2018 | 7:42:44 AM

Ngày 17/11, Ủy ban Bầu cử độc lập quốc gia (INEC) Madagascar thông báo, hai cựu Tổng thống nước này là ông Andry Rajoelina và ông Marc Ravalomanana đã không giành được tỷ lệ ủng hộ đa số quá bán trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra hôm 7/11 vừa qua và phải tiếp tục tranh cử ở vòng 2.

Ứng viên Tổng thống Madagascar Hery Rajaonarimampianina bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Antananarivo, ngày 7/11/2018.
Ứng viên Tổng thống Madagascar Hery Rajaonarimampianina bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Antananarivo, ngày 7/11/2018.

Theo kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử tổng thống vòng 1, ứng cử viên Rajoelina dẫn đầu với 39,19% số phiếu ủng hộ, đứng thứ 2 là ứng cử viên Ravalomanana với 35,29% số phiếu.

Như vậy, hai ứng cử viên này sẽ phải trải qua vòng bỏ phiếu thứ 2 dự kiến vào ngày 19/12 tới.

Có hơn 9,9 triệu cử tri đăng ký tham gia bỏ phiếu tại 24.582 điểm bỏ phiếu trên toàn Madagascar để chọn ra một trong số 36 ứng cử viên tổng thống. 

Các phái bộ ngoại giao và các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia giám sát cuộc bầu cử này.

Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, ông Rajoelina và ông Ravalomanana là 2 trong số 3 ứng cử viên được giới quan sát đánh giá có triển vọng nhất.

Sau cuộc bầu cử năm 2013, Madagascar với dân số 25 triệu người này đã duy trì được sự ổn định chính trị tương đối, nền kinh tế bắt đầu phục hồi. 

Tuy nhiên, Madagascar vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Phi khi có tới 80% dân số sống dưới 2 USD/ngày.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 đang diễn tại Papua New Guinea ngày 17/11 một lần nữa chứng kiến màn đối đầu căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ và Trung Quốc. Tranh cãi thương mại giữa hai nước thời gian vừa qua đã làm rung chuyển các thị trường tài chính và phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.

Cảnh tàn phá sau các cuộc xung đột ở Damascus, Syria ngày 3/11.

Theo AFP, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, quân đội Syria ngày 17/11 đã giành lại quyền kiểm soát nơi ẩn náu cuối cùng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại miền Nam Syria sau nhiều tháng giao tranh.

Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer đã thông báo quyết định từ chức Chủ tịch đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) từ ngày 19-1-2019.

Ông Stephen Barclay.

Theo Reuters, Thủ tướng Anh Theresa May đã bổ nhiệm Thứ trưởng Y tế Stephen Barclay, chính trị gia có quan điểm hoài nghi châu Âu, làm Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục