Quốc hội Hungary náo loạn vì hai đạo luật gây tranh cãi

Các nghị sĩ phe đối lập Hungary đã có những phản ứng khác thường khi hai đạo luật gây tranh cãi được thông qua.
Ngày 12/12, các nghị sĩ phe đối lập Hungary đã có những phản ứng khác thường, gây ra cảnh hỗn loạn hiếm thấy tại nghị trường trong gần 30 năm qua sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua hai đạo luật gây tranh cãi.
Một trong hai đạo luật được thông qua là luật sửa đổi Bộ luật lao động hiện hành, cho phép giới chủ có thể yêu cầu người lao động làm thêm tới 450 giờ thay vì 250 giờ trong một năm như hiện nay.
Trong khi chính phủ cho rằng sự thay đổi trên nhằm phục vụ lợi ích của các lao động khi muốn làm thêm giờ một cách tự nguyện thì các nghiệp đoàn phản đối, bởi theo họ luật mới cho phép giới chủ trực tiếp đàm phán thời gian làm thêm với người lao động chứ không thông qua nghiệp đoàn như trước.
Khi quá trình bỏ phiếu diễn ra, các nghị sĩ phe đối lập đã đồng thanh hát quốc ca, thổi sáo la ó, giơ cao thẻ nghị sĩ để phản đối và sau đó rời khỏi nghị trường. Một số thậm chí ngăn cản chủ tọa phiên họp lên bục phát biểu và đặt nhiều câu chất vấn với Thủ tướng.
Các đảng đối lập đòi hủy bỏ kết quả bỏ phiếu, cho rằng nó không có hiệu lực pháp lý đồng thời mô tả việc bỏ phiếu là một vụ bê bối. Còn Đảng Fidesz cầm quyền lên án những hành động của các nghị sĩ đối lập mà họ mô tả là côn đồ và gây rối, đồng thời khẳng định sẽ có hành động đáp trả.
Đạo luật còn lại cũng gây không ít tranh cãi khi Hungary sẽ thành lập hệ thống tòa án hành chính mới và Bộ trưởng Tư pháp sẽ có nhiều quyền hạn hơn. Theo đó, các tòa hành chính sẽ do các thẩm phán độc lập điều hành, nhưng Bộ trưởng Tư pháp sẽ là người kiểm soát, có tiếng nói cuối cùng về việc bổ nhiệm, đề bạt và xác định mức lương của các thẩm phán.
Chính phủ nói rằng đạo luật trên cho phép các tòa xử lý các vụ hành chính một cách hiệu quả hơn, còn phe đối lập thì lo ngại động thái trên sẽ mở đường cho ngành hành pháp can dự nhiều hơn vào ngành tư pháp, đe dọa tới nguyên tắc pháp quyền của Hungary và của Liên minh châu Âu. Cả hai đạo luật trên vẫn cần phải có sự phê chuẩn của Tổng thống trước khi có hiệu lực.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tel Aviv - thành phố 'micromobility' năng động của thế kỷ 21

Tel Aviv - thành phố 'micromobility' năng động của thế kỷ 21

Trong bức tranh tương lai của giao thông đô thị, Tel Aviv hiện lên như một hình mẫu tiên phong, nơi micromobility – các phương tiện di chuyển cá nhân cỡ nhỏ như e-scooter và xe đạp điện – không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống hằng ngày.

Chủ tịch ASEAN kêu gọi Thái Lan - Campuchia đàm phán

Chủ tịch ASEAN kêu gọi Thái Lan - Campuchia đàm phán

Chủ tịch ASEAN 2025, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim hôm nay (24/7) bày tỏ lo ngại về cuộc giao tranh đang diễn ra tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, đồng thời nhấn mạnh hòa bình là “lựa chọn duy nhất” trong bối cảnh căng thẳng leo thang.

Bước chuyển trong quan hệ thương mại

Bước chuyển trong quan hệ thương mại

Tổng thống Donald Trump ngày 23-7 tuyên bố Mỹ đã đạt được ba thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt với Nhật Bản, Philippines và Indonesia, mở ra một chương mới trong chiến lược thương mại tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này hứa hẹn định hình lại cán cân thuế quan, chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực.

Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường

Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường

Các nước châu Âu, trong đó có Pháp, đang đối mặt với những đợt nắng nóng khắc nghiệt bao trùm trên diện rộng. Đáng chú ý, đợt nắng nóng dữ dội hồi tháng 6 vừa qua đã khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường, dẫn đến tình trạng thiếu nước tại nhiều trạm nghỉ chân trên núi. Tình trạng này diễn ra ngay trước thềm mùa cao điểm du lịch leo núi trong mùa Hè.

fb yt zl tw