Người dân Thái-lan đón Tết té nước Songkran

Từ ngày 13 đến 16-4, người dân Thái-lan vui mừng đón Tết cổ truyền Songkran. Năm nay, Chính phủ Thái-lan quyết định kéo dài lễ hội thêm một ngày, để người dân và khách du lịch có nhiều thời gian trải nghiệm với Tết té nước mừng năm mới.
Là đất nước với hơn 94% người dân theo đạo Phật, Thái-lan chào đón năm mới theo Phật lịch, bắt đầu bằng ngày Đản sinh của Đức Phật. Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn có nghĩa là "lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”.
Theo phong tục truyền thống của người Thái, buổi sáng, các gia đình lên chùa dâng hương, lễ Phật và thực hành nghi lễ tắm Phật đầu năm, để tỏ lòng thành kính và cầu may cho năm mới. Phật tử xếp hàng lần lượt đến trước tượng Phật, cúi lạy và cầm chiếc gáo nhỏ múc nước thơm rưới lên tượng. 
Mọi người mang trái cây và thức ăn dâng lên các vị sư; thả chim phóng sinh, chúc thọ ông bà, cha mẹ, lấy nước thơm vẩy lên người nhau để chúc phúc. 
Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật cũng được lau sạch sẽ và vẩy nước thơm. Trước đó, người dân tới bờ sông và nặn các ngôi chùa nhỏ bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi.
Thích thú với không gian ngập tràn bọt ở Central World.
Sau nghi lễ ở chùa, mọi người ra đường chào đón năm mới với nghi thức đón mừng Đản sinh của Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa mọi ưu phiền của năm cũ, đón may mắn cho năm mới. Trên mọi nẻo đường, người dân Thái-lan với trang phục sặc sỡ, bật nhạc, hò reo, nhảy múa và té nước vào nhau bằng mọi dụng cụ như gáo, xô, súng phun nước… 
Những ngày này, súng phun nước và các loại túi, kính chống nước là mặt hàng bán chạy nhất, được bày bán trong khắp các siêu thị, cửa hàng và trên hè phố. Những người nước ngoài, đặc biệt là du khách phương Tây tham gia té nước thậm chí còn nhiệt tình hơn cả người dân bản địa.
Du khách tới từ Na Uy, anh Sebastian hào hứng cho biết: "Đây là lần thứ hai tôi đón Tết té nước của người Thái. Lần đầu cách đây ba năm. Tôi và nhóm bạn rất thích thú được hòa mình vào lễ hội này. Chúc mọi người may mắn, hạnh phúc trong năm mới”.
Để bảo đảm an toàn cho lễ hội, chính quyền Thái-lan tăng cường lực lượng cảnh sát siết chặt an ninh tại các điểm vui chơi công cộng, lập hơn 1.000 chốt kiểm soát giao thông nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn trên đường trong dịp đầu năm mới.
(Theo NDĐT)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Lần đầu tiên, thủ đô Hà Nội xác lập mốc thời gian cụ thể để “chia tay” với xe máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách môi trường đô thị, đồng thời là phép thử thực sự cho khả năng chuyển đổi công bằng và hiệu quả sang hệ thống giao thông xanh.

Tăng tốc hành động vì con người

Tăng tốc hành động vì con người

Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) nhằm giải quyết toàn diện các thách thức phát triển toàn cầu - từ xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu đến thúc đẩy bình đẳng giới. Sau 2/3 chặng đường, báo cáo SDG mới nhất đã phác họa một bức tranh tổng quan rõ nét: bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, thế giới vẫn còn đối mặt với những rào cản nghiêm trọng, khiến lộ trình về đích năm 2030 trở nên gian nan.

fb yt zl tw