Nhật khẳng định siết chặt kiểm soát xuất khẩu không nhằm trả đũa Hàn

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/7/2019 | 5:29:17 PM

Chánh Văn phòng Nội các Nhật khẳng định sẽ siết chặt xuất khẩu 3 nhóm nguyên liệu được sử dụng trong chế tạo chíp bán dẫn, màn hình OLED cho tivi, điên thoại thông minh sang Hàn.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tại cuộc họp báo ở Tokyo.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tại cuộc họp báo ở Tokyo.

Liên quan tới tuyên bố của Nhật Bản ngày 1/7 về việc nước này sẽ siết chặt việc xuất khẩu 3 nhóm nguyên liệu được sử dụng trong quá trình chế tạo chíp bán dẫn, màn hình OLED cho tivi và điện thoại thông minh sang Hàn Quốc, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 2/7 cho biết Nhật Bản vẫn sẽ bảo lưu quyết định này.

Đồng thời, ông Yoshihide Suga khẳng định các biện pháp này được đưa ra bởi lý do an ninh chứ không phải để nhằm trả đũa Hàn Quốc.

Cũng theo ông Suga, các biện pháp thắt chặt này không đi ngược lại tinh thần thương mại tự do cũng như các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ông cũng cho rằng "rất khó" tiếp tục thực thi các thỏa thuận hiện có giữa hai nước sau những động thái của Hàn Quốc "từ chối tinh thần hợp tác và thân thiện" từ phía Nhật Bản. 

Phản ứng với tuyên bố của Nhật Bản, Bộ trưởng Công nghiệp Hàn Quốc Sung Yun Mo thông báo sẽ nộp đơn khiếu nại lên WTO và cho rằng quyết định siết chặt xuất khẩu của Nhật Bản là biện pháp trả đũa, cũng như vi phạm tinh thần thương mại tự do.

Quyết định thắt chặt xuất khẩu nguyên liệu của Nhật Bản có thể sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà sản xuất chip của Hàn Quốc như Tập đoàn Samsung bởi theo quy định mới của Nhật Bản, các công ty Nhật Bản giao dịch với Hàn Quốc sẽ phải tìm kiếm sự chấp thuận cho từng hợp đồng để xuất khẩu nguyên liệu cụ thể cho khách hàng của họ.

Bên cạnh đó, cũng có một số lo ngại rằng với quyết định này, các nhà sản xuất Nhật Bản cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Quan hệ giữa hai nước láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua sau một loạt phán quyết của tòa án Hàn Quốc vào cuối năm 2018 yêu cầu các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân phải lao động cưỡng bức trong thời gian Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945.

Tuy nhiên, phía Nhật Bản đã lập luận rằng trong thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa hai nước được ký vào năm 1965, Nhật Bản đã chi trả cho Hàn Quốc khoản bồi thường và các vấn đề đã được giải quyết xong.
(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Vết cắt ở chân khi đi biển mà bà Lynn đã nghĩ là bình thường.

Lynn Fleming, 77 tuổi, ở Florida bị vết cắt trên chân khi sa vào vũng nước biển, sau đó bị hai cơn đột quỵ, suy nội tạng.


Khói bốc lên sau vụ nổ ở Kabul, Afghanistan hôm 1/7.

Vụ nổ gây ra đám khói lớn vào giờ cao điểm và các tòa nhà cách hiện trường vụ nổ tới 2km cũng bị rung lắc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bước chân qua đường ranh giới phân chia hai miền Triều Tiên tại DMZ, sang phần lãnh thổ của Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông đã có cuộc gặp "ấn tượng" với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi cuối tuần qua và ông mong đợi sớm gặp lại nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp ở tại làng đình chiến Panmunjom ở biên giới liên Triều ngày 30/6/2019.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã hoan nghênh việc Mỹ và Triều Tiên tái khởi động các cuộc đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề hạt nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục