Triều Tiên kỷ niệm 66 năm ngày ký Hiệp định đình chiến

Ngày 27/7, Triều Tiên đã kỷ niệm 66 năm ngày ký Hiệp định đình chiến, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, với việc Bình Nhưỡng kêu gọi Mỹ đưa ra các đảm bảo an ninh. Hiệp định đình chiến đã được ký kết ngày 27/7/1953, giữa Bộ chỉ huy Liên hợp quốc, quân đội Triều Tiên và các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Triều Tiên coi 27/7 là một ngày lễ.
Tại thủ đô Bình Nhưỡng, những khẩu hiệu ca ngợi chiến thắng xuất hiện ở các nơi công cộng. Dọc các con phố chính ở thủ đô Bình Nhưỡng, nơi nhiều năm trước treo đầy tranh cổ động hoặc băng rôn khẩu hiệu chỉ trích Mỹ thì nay không còn, cho thấy Triều Tiên vẫn muốn tiếp tục các cuộc đàm phán với Mỹ.
Các hoạt động kỷ niệm diễn ra hai ngày sau khi Triều Tiên phóng hai vật thể mà Hàn Quốc cho là hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ bờ biển phía Đông rơi xuống biển Nhật Bản. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) gọi đây là "vũ khí dẫn đường chiến thuật kiểu mới", nhằm gửi đi một lời cảnh báo chống lại kế hoạch của Hàn Quốc tiến hành tập trận chung với Mỹ vào tháng tới. Triều Tiên từ lâu kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận chung, mà Bình Nhưỡng coi là sự tập rượt cho một cuộc xâm lược.
Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cấm Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo, tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giảm nhẹ các vụ phóng mới nhất của Bình Nhưỡng hôm 25/7, giống như phản ứng của ông sau hai vụ phóng hồi tháng 5 vừa qua. Ông nói: "Họ (Triều Tiên) đã không thử hạt nhân. Họ thực sự không thử gì ngoài những tên lửa loại nhỏ", và không quên nhắc lại quan hệ "rất tốt" giữa ông với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Chiến tranh Triều Tiên chỉ kết thúc bằng Hiệp định đình chiến, thay vì một hiệp định hòa bình. Vì vậy, về lý thuyết, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Tại cuộc hội đàm cấp chuyên viên trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai hồi tháng 2 vừa qua, Mỹ và Triều Tiên đã chuẩn bị để tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, tại hội nghị thượng đỉnh đó, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã không đi đến thỏa thuận do còn bất đồng về các đòi hỏi của mỗi bên. Trong khi Mỹ muốn Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn, Bình Nhưỡng yêu cầu dỡ bỏ các trừng phạt kinh tế.
(Theo tin tức)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Lần đầu tiên, thủ đô Hà Nội xác lập mốc thời gian cụ thể để “chia tay” với xe máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách môi trường đô thị, đồng thời là phép thử thực sự cho khả năng chuyển đổi công bằng và hiệu quả sang hệ thống giao thông xanh.

Tăng tốc hành động vì con người

Tăng tốc hành động vì con người

Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) nhằm giải quyết toàn diện các thách thức phát triển toàn cầu - từ xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu đến thúc đẩy bình đẳng giới. Sau 2/3 chặng đường, báo cáo SDG mới nhất đã phác họa một bức tranh tổng quan rõ nét: bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, thế giới vẫn còn đối mặt với những rào cản nghiêm trọng, khiến lộ trình về đích năm 2030 trở nên gian nan.

fb yt zl tw