Chính phủ Trung Quốc chính thức phê duyệt RCEP

Theo lộ trình, Trung Quốc đang nỗ lực để có thể chính thức phê chuẩn hiệp định này vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 tới.
Theo thông tin mới nhất, Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt nội dung Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bước đi quan trọng trước khi Quốc hội nước này chính thức phê chuẩn. Thông tin trên vừa được ông Vương Văn Đào, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc công bố bên lề kỳ họp Quốc hội thường niên của nước này chiều nay (8/3).
Ông Wang Wentao cho biết, chính phủ Trung Quốc đã chính thức phê duyệt RCEP, đồng thời mong muốn các quốc gia khác cũng đẩy nhanh tiến trình này, để có ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước khác phê chuẩn giúp hiệp định sớm có hiệu lực.
Ông Vương Văn Đào, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc. 
Cũng theo quan chức này, Trung Quốc hiện đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị về mặt kỹ thuật liên quan đến thực thi RCEP. Đến nay, mọi việc ở nước này diễn ra "rất thuận lợi”, bao gồm thuế quan, chứng nhận xuất xứ... Tiếp đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục trao đổi, kết nối với các nước thành viên để nhanh chóng đưa hiệp định trở nên có hiệu lực.
Được biết, việc thúc đẩy RCEP sớm có hiệu lực và thực thi đã được đưa vào nội dung Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc, tại Kỳ họp thứ tư Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) khóa XIII khai mạc hôm 5/3 vừa qua. Theo lộ trình, Trung Quốc đang nỗ lực để có thể chính thức phê chuẩn hiệp định này vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 tới.
Theo đánh giá của ông Hứa Ninh Ninh, Chủ tịch Điều hành Hội đồng Thương mại Trung Quốc – ASEAN, Trung Quốc là quốc gia làm nhiều công tác chuẩn bị nhất trước khi RCEP chính thức có hiệu lực trong số các nước thành viên.
Ngay từ tháng 1/2021, vấn đề "nắm bắt cơ hội mới do RCEP mang lại” đã được xác định rõ trong báo cáo công tác của chính quyền các địa phương tại hai kỳ họp Chính hiệp và Nhân đại, hay còn gọi là "Lưỡng hội” tổ chức ở hàng loạt các tỉnh, thành của Trung Quốc. Theo số liệu do ông Hứa Ninh Ninh cung cấp, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và 14 nước thành viên RCEP chiếm tới 31,7% tổng kim ngạch thương mại của nước này.
Tiếp theo RCEP, hiện Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh việc chuẩn bị đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo tiết lộ của ông Vương Thụ Văn, Thứ trưởng Bộ Thương mại nước này mới đây, Trung Quốc đã tiến hành đánh giá, nghiên cứu và phân tích sâu tất cả các điều khoản của hiệp định này ở trong nước.
Bắc Kinh cũng đã "tiếp xúc không chính thức” với một số thành viên của hiệp định và lên kế hoạch tiếp tục tiếp xúc không chính thức với các thành viên khác, nhằm hiểu và nắm bắt chuẩn xác hơn về các nội dung của CPTPP.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Ngày 18/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 11,6 triệu người tị nạn trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ mất quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo do các quốc gia tài trợ cắt giảm viện trợ nước ngoài. Con số này tương đương 30% số người tị nạn thường xuyên nhận hỗ trợ từ UNHCR.

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Chiều nay (18/7), tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn có buổi họp thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các Hội nghị liên quan. Các đoàn ngoại giao, chuyên gia, học giả cùng nhiều hãng truyền thông Indonesia và quốc tế tham dự cuộc họp. 

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Trên những cao nguyên phủ sương của vùng Spa, thuộc khu vực Bérinzenne, nơi được mệnh danh là trái tim xanh của Bỉ, một dự án môi trường quy mô đang dần hình thành, mang theo hy vọng tái thiết hệ sinh thái tự nhiên vốn từng bị can thiệp bởi các hoạt động thoát nước và khai thác.

fb yt zl tw