Động đất mạnh 6,1 độ ở ngoài khơi Indonesia, không có cảnh báo sóng thần

Ngày 3/6, một trận động đất mạnh 6,1 độ đã xảy ra ngoài khơi quần đảo Maluku của Indonesia, nhưng không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.
Đây là thông tin do Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết. Trận động đất có cường độ 6,1 độ đã tấn công miền Đông Indonesia với tâm chấn ở độ sâu 31 km, cách thành phố Ternate khoảng 127 km về phía Tây Nam.
Cơ quan khí tượng và địa vật lý Indonesia đã không đưa ra bất kỳ cảnh báo sóng thần nào vì các chấn động không có khả năng gây ra một đợt sóng đáng kể. Trận động đất diễn ra vào lúc 17h09 ngày 3/6 (theo giờ địa phương) và tâm chấn ở độ sâu 10 km dưới đáy biển. Cơ quan này cảnh báo, có khả năng sẽ có các dư chấn sau động đất.
Tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất ở thành phố Ternate và thành phố Manado, hiện chưa có báo cáo về thiệt hại hoặc thương vong được đưa ra. Người dân ở Halmahera, đảo lớn nhất trong quần đảo Maluku, đã cảm nhận được những rung lắc của trận động đất.
Indonesia thường xuyên trải qua các trận động đất do nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, một vòng cung của hoạt động địa chấn dữ dội nơi các mảng kiến ​​tạo va chạm kéo dài từ Nhật Bản qua Đông Nam Á và lưu vực Thái Bình Dương.
Vào tháng 1/2021, hơn 100 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa do trận động đất mạnh 6,2 độ xảy ra ở đảo Sulawesi của Indonesia. Nhiều tòa nhà ở thành phố biển Mamuju bị hư hại hoặc sụp đổ.
Một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển đảo Lombok vào năm 2018 và một số trận động đất khác xảy ra trong vài tuần sau đó đã khiến hơn 550 người trên đảo nghỉ dưỡng này và vùng lân cận Sumbawa thiệt mạng.
Cuối năm 2018, một trận động đất mạnh 7,5 độ và một trận sóng thần tiếp theo ở Palu, thành phố trên đảo Sulawesi, đã khiến hơn 4.300 người chết hoặc mất tích.
Năm 2004, một cơn chấn động kinh hoàng có cường độ lên tới 9,1 độ đã xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra và gây ra sóng thần, khiến khoảng 220.000 người trên khắp khu vực thiệt mạng, trong đó có khoảng 170.000 người ở Indonesia.
(Theo VTV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Ngày 18/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 11,6 triệu người tị nạn trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ mất quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo do các quốc gia tài trợ cắt giảm viện trợ nước ngoài. Con số này tương đương 30% số người tị nạn thường xuyên nhận hỗ trợ từ UNHCR.

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Chiều nay (18/7), tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn có buổi họp thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các Hội nghị liên quan. Các đoàn ngoại giao, chuyên gia, học giả cùng nhiều hãng truyền thông Indonesia và quốc tế tham dự cuộc họp. 

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Trên những cao nguyên phủ sương của vùng Spa, thuộc khu vực Bérinzenne, nơi được mệnh danh là trái tim xanh của Bỉ, một dự án môi trường quy mô đang dần hình thành, mang theo hy vọng tái thiết hệ sinh thái tự nhiên vốn từng bị can thiệp bởi các hoạt động thoát nước và khai thác.

fb yt zl tw