Trung Quốc sẽ phóng tàu Thần Châu-12 lên trạm vũ trụ vào ngày 17/6

Trung Quốc hôm nay (16/6) chính thức công bố kế hoạch phóng tàu Thần Châu 12 lên trạm vụ trũ đầu tiên của nước này. 3 phi hành gia sẽ được đưa lên đây và ở lại trong khoảng 3 tháng.
Theo kế hoạch mới nhất vừa được Trung Quốc công bố, tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-12 sẽ được phóng lên bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F, đưa theo 3 phi hành gia lên trạm không gian vào lúc 9h22 sáng 17/6 (giờ đại phương) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền. Đây là sứ mệnh thứ 4 trong giai đoạn kiểm chứng công nghệ then chốt của Trạm vũ trụ Trung Quốc, cũng là lần đầu tiên nước này đưa người lên trạm vũ trụ.
Phi hành đoàn gồm hai phi hành gia kỳ cựu Nhiếp Hải Thắng (Nie Haisheng), Lưu Bá Minh (Liu Boming) và một gương mặt mới Thang Hồng Ba (Tang Hongbo), sẽ làm việc 3 tháng trên khoang lõi của trạm không gian. 
Ông Quý Khởi Minh (Ji Qiming), Trợ lý Chánh văn phòng Công trình đưa người vào vũ trụ Trung Quốc cho biết, trong sứ mệnh của tàu Thần Châu-12, có 4 nhiệm vụ mà các phi hành gia phải hoàn thành. Đó là thực hiện việc quản lý hàng ngày đối với khoang lõi của trạm vũ trụ; thực hiện các hoạt động ngoài không gian; thực hiện các thí nghiệm khoa học và thử nghiệm công nghệ trong không gian, cuối cùng là thực hiện việc quản lý sức khỏe của chính các phi hành gia.
Ông Quý Khởi Minh nói: "Theo kế hoạch, sau khi đi vào quỹ đạo, tàu Thần Châu-12 sẽ sử dụng chế độ kết nối nhanh tự động để kết nối với cổng trước của khoang lõi Thiên Hòa và tạo thành một tổ hợp với khoang lõi Thiên Hòa và tàu chở hàng Thiên Châu-2. Các phi hành gia sẽ ở trong khoang lõi, thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi đồng bộ với Trái Đất. Sau khoảng 3 tháng, họ sẽ lên tàu quay trở về bãi đáp Đông Phong".
Cũng theo quan chức này, sau khi hoàn thành sứ mệnh, tàu chở hàng Thiên Châu-2 sẽ rời quỹ đạo, tái nhập bầu khí quyển và tiêu hủy. Một lượng mảnh vỡ rất nhỏ của tàu sẽ rơi xuống vùng biển Nam Thái Bình Dương. Trong khi đó, khoang động cơ và mô đun quỹ đạo của tàu Thần Châu-12 cũng sẽ bị cháy rụi khi quay trở lại bầu khí quyển và không gây nguy hại cho mặt đất.
Được biết, để xây dựng trạm vũ trụ, Trung Quốc sẽ phải thực hiện 11 sứ mệnh trong năm nay và năm tới, gồm 3 lần phóng các khoang của trạm vũ trụ, 4 lần phóng tàu chở hàng và 4 lần phóng tàu vũ trụ có người lái. Trạm vũ trụ và Phòng thí nghiệm không gian quốc gia của Trung Quốc sẽ hoàn thành vào năm 2022. Sau đó, trạm vũ trụ sẽ bước vào giai đoạn ứng dụng và phát triển.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw