Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ

Chính phủ Sri Lanka hôm 12/4 tuyên bố vỡ nợ vì không trả được khoản nợ nước ngoài lên tới 51 tỷ USD và đang chờ gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bộ tài chính Sri Lanka cho biết các chủ nợ, bao gồm cả những chính phủ nước ngoài đã cho quốc gia Nam Á này vay, được tự do vốn hóa chi phí lãi vay (tiền lãi được cộng vào số dư cho vay) đáo hạn từ chiều 12/4, hoặc chọn hoàn vốn bằng đồng rupee Sri Lanka, AFP đưa tin.
Sri Lanka đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948.
Cuộc khủng hoảng mà chính phủ của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đang phải đối mặt một phần là do Covid-19 chặn đứng nguồn thu từ ngành du lịch.
Bên cạnh đó, chi tiêu của chính phủ ở mức cao, việc cắt giảm thuế khiến nguồn thu của nhà nước bị thâm hụt, các khoản trả nợ lớn cho Trung Quốc, và dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất trong một thập kỷ cũng góp phần vào tình trạng hiện nay.
Việc chính phủ in tiền để trả các khoản vay trong nước và trái phiếu nước ngoài cũng thúc đẩy lạm phát.
Tình trạng thiếu ngoại tệ đã khiến nước này gặp khó khăn trong nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu hay thuốc men.
Nhiều người đã phải xếp hàng dài để mua thực phẩm và dầu ăn, trong khi chính phủ Sri Lanka phải áp dụng biện pháp cắt điện luân phiên hay phát hành tem phiếu với sữa bột, đường, đậu lăng và gạo.
Giới chức Sri Lanka cho biết đang tìm kiếm gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để cải thiện tình hình, giải quyết một phần khoản nợ nước ngoài và tăng cường dự trữ ngoại tệ. IMF cho biết đang cân nhắc yêu cầu được Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đưa ra hôm 16/3.
(Theo Zing)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Ngày 18/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 11,6 triệu người tị nạn trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ mất quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo do các quốc gia tài trợ cắt giảm viện trợ nước ngoài. Con số này tương đương 30% số người tị nạn thường xuyên nhận hỗ trợ từ UNHCR.

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Tổng thư ký ASEAN thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 58

Chiều nay (18/7), tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn có buổi họp thông báo kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các Hội nghị liên quan. Các đoàn ngoại giao, chuyên gia, học giả cùng nhiều hãng truyền thông Indonesia và quốc tế tham dự cuộc họp. 

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Trên những cao nguyên phủ sương của vùng Spa, thuộc khu vực Bérinzenne, nơi được mệnh danh là trái tim xanh của Bỉ, một dự án môi trường quy mô đang dần hình thành, mang theo hy vọng tái thiết hệ sinh thái tự nhiên vốn từng bị can thiệp bởi các hoạt động thoát nước và khai thác.

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm, theo dõi hành trình, tích điểm và có cơ hội chiến thắng, đồng thời chung tay chống biến đổi khí hậu – đây là ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả của “Thử thách Đạp xe đi làm” đầu tiên tại Hàn Quốc.

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Theo số liệu chính thức công bố ngày 18/7, giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua đã tăng vọt 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số đáng báo động, tiếp tục gây thêm áp lực đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba khi cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí đô thị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu, chính quyền vùng Brussels (Bỉ) đang tiếp tục triển khai lộ trình mở rộng Khu vực Phát thải thấp (LEZ – Low Emission Zone).

fb yt zl tw