EC tuyên bố đạt tiến triển trong đàm phán về lệnh cấm vận dầu mỏ Nga

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/5/2022 | 2:04:12 PM

EC đang cân nhắc việc hỗ trợ các quốc gia Đông EU không giáp biể để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng dầu mỏ của họ nhằm thuyết phục những nước này ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga.

Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Slovnaft ở Bratislava, Slovakia ngày 3/5.
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Slovnaft ở Bratislava, Slovakia ngày 3/5.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 9/5 tuyên bố bà đã đạt được tiến triển trong đàm phán với Thủ tướng Hungary Viktor Orban về khả năng áp đặt lệnh cấm vận trong toàn Liên minh châu Âu (EU) đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Bà Von der Leyen nêu rõ cuộc thảo luận với Thủ tướng Orban rất hữu ích nhằm làm rõ những vấn đề liên quan tới trừng phạt và an ninh năng lượng. Bà khẳng định: "Chúng tôi đã đạt được tiến triển, song vẫn cần tiếp tục làm việc."

Bà Von der Leyen cho biết bà sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến với các quốc gia khác trong khu vực nhằm tăng cường hợp tác khu vực về cơ sở hạ tầng dầu mỏ. 

Một nguồn tin giấu tên của EU cho biết EC đang cân nhắc việc hỗ trợ các quốc gia ở khu vực phía Đông EU mà không giáp biển như Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng dầu mỏ của họ nhằm thuyết phục những nước này ủng hộ lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga. 

EU dự định áp đặt gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga, trong đó có kế hoạch loại bỏ dần dầu thô nhập khẩu từ Nga trong vòng 6 tháng và các sản phẩm dầu tinh luyện vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, Hungary cùng các quốc gia Đông Âu khác, những nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga, không ủng hộ gói trừng phạt này. 

Trong khi đó, cùng ngày 9/5, Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Italy Roberto Cingolani cho rằng Italy sẽ đối mặt với vấn đề về nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn nếu Nga ngừng cung cấp cho nước này. Theo Bộ trưởng Cingolani, quá trình hướng tới chấm dứt sự phụ thuộc của Italy vào nguồn cung năng lượng từ Nga đã bắt đầu nhưng sẽ mất thời gian. 

Cũng giống như các quốc gia thành viên EU khác, Italy đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga do liên quan cuộc xung đột ở Ukraine. Trước đây, Italy nhập khẩu khoảng 29 tỷ m3 khí đốt từ Nga mỗi năm.

Hiện nước này cũng đã đạt được các thỏa thuận cung cấp thay thế gần bằng lượng khí đốt nhập khẩu của Nga này.

Theo Bộ trưởng Cingolani, các nguồn cung thay thế sẽ cung cấp cho Italy khoảng 25 tỷ m3 khí đốt từ năm 2024, số còn lại Italy sẽ nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), các nguồn năng lượng thay thế và các sáng kiến bảo tồn năng lượng khác.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Nữ hoàng Elizabeth II cắt bánh trong Đại lễ Bạch kim tại dinh thự Sandringham, phía Đông vùng England ngày 6/2/2022.

Nữ hoàng Anh Elizabeth II, 96 tuổi, gặp vấn đề về vận động và gần đây phải hủy một số sự kiện xuất hiện trước công chúng.

Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa.

Đảng đối lập lớn nhất Sri Lanka tuyên bố không tham gia bất kỳ chính phủ mới nào do thành viên của gia tộc Rajapaksa lãnh đạo.

Khi vụ việc xảy ra, nhiều tù nhân cũng tranh thủ cơ hội để tìm cách trốn khỏi nơi giam giữ và đến nay đã có 80 đối tượng bị bắt trở lại.

Theo thông báo của cơ quan công tố, vụ bạo loạn bắt nguồn từ sự xuất hiện của một tù nhân, được cho là thủ lĩnh của một băng đảng tội phạm, vừa được chuyển đến từ nhà tù ở thành phố Guyaquil.

Ông Yoon bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm sau khi nhận được báo cáo đầu tiên từ quân đội với tư cách là tổng tư lệnh.

Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm của mình vào ngày 10/5, sau khi nhận báo cáo đầu tiên từ quân đội với tư cách tổng tư lệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục