Anh chữa khỏi cho người đàn ông mắc COVID-19 suốt 411 ngày

Các nhà nghiên cứu Anh thông báo rằng họ đã chữa khỏi cho một người đàn ông bị nhiễm COVID-19 dai dẳng trong 411 ngày bằng cách phân tích mã di truyền của virus để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Ngày 4-11, các nhà nghiên cứu Anh thông báo rằng họ đã chữa khỏi cho một người đàn ông bị nhiễm COVID-19 dai dẳng trong 411 ngày bằng cách phân tích mã di truyền của virus để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, theo hãng tin AFP.
Theo giới chuyên gia, nhiễm COVID-19 dai dẳng xảy ra ở một số ít bệnh nhân có hệ miễn dịch đã suy yếu, nó khác với nhiễm COVID-19 kéo dài hoặc các đợt tái nhiễm lặp đi lặp lại.
Tiến sĩ Luke Snell, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Guy's and St Thomas' National Health Service (NHS) Foundation Trust ở thủ đô London, cho biết những bệnh nhân nhiễm COVID-19 dai dẳng có thể dương tính trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm với tải lượng virus cao.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Anh Clinical Infectious Diseases, nhóm nhà nghiên cứu tại Guy's and St Thomas' National Health Service (NHS) Foundation Trust và Đại học King's College London đã mô tả phương pháp điều trị cho một người đàn ông 59 tuổi bị nhiễm COVID-19 trong suốt 411 ngày.
Người này bị suy giảm hệ thống miễn dịch do ghép thận, nhiễm COVID-19 vào tháng 12-2020 và dương tính với virus này đến tháng 1-2022.
Để phát hiện liệu bệnh nhân này nhiễm COVID-19 nhiều lần hay một lần nhiễm bệnh dai dẳng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ giải trình tự gen nanopore để phân tích mã di truyền của virus.
Kết quả cho thấy trong cơ thể người này, biến thể B.1 ban đầu chiếm ưu thế nhưng sau đó đã bị các chủng virus mới hơn thay thế.
Do ban đầu là biến thể B.1, các nhà nghiên cứu đã cho bệnh nhân sử dụng kết hợp kháng thể đơn dòng casirivimab và imdevimab của hãng dược Regeneron. Kết quả là các nhà nghiên cứu đã chữa khỏi cho bệnh nhân này.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng phương pháp điều trị này không hiệu quả đối với các biến thể mới hơn như Omicron.
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng hai loại thuốc trên cho một bệnh nhân khác cũng nhiễm COVID-19 dai dẳng trong 4 tháng nhưng không có tác dụng.
Tiến sĩ Snell cho biết: "Các biến thể rất mới đang ngày càng phổ biến có khả năng kháng lại tất cả các loại kháng thể có sẵn ở châu Âu và Mỹ”.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã kết hợp hai loại thuốc điều trị kháng virus là Paxlovid và Remdesivir. Kết quả là bệnh nhân đã được chữa khỏi.
"Thật kỳ diệu, ông ấy đã khỏi bệnh và có lẽ đây là hướng đi để chúng tôi điều trị những việc nhiễm bệnh dai dẳng trong tương lai” - Tiến sĩ Snell cho biết.
(Theo PLO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan cao của virus Chikungunya

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan cao của virus Chikungunya

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 22/7 đã kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự trở lại của dịch bệnh do virus Chikungunya gây ra, khi các đợt bùng phát mới liên quan đến nhiều đảo quốc châu Phi ở Ấn Độ Dương đang lan rộng.

Ông Trump rút Mỹ khỏi UNESCO

Ông Trump rút Mỹ khỏi UNESCO

Hai năm sau khi Mỹ tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Tổng thống Donald Trump hôm nay (22/7) quyết định rút nước này khỏi UNESCO một lần nữa.

Châu Âu cán mốc một triệu điểm sạc xe điện

Châu Âu cán mốc một triệu điểm sạc xe điện

Hạ tầng phục vụ xe điện tại châu Âu vừa ghi nhận một cột mốc quan trọng: một triệu điểm sạc công cộng đã được lắp đặt trên toàn lục địa. Thông tin này vừa được EV Belgium - liên đoàn quy tụ các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và người dùng trong lĩnh vực giao thông không phát thải tại Bỉ - công bố.

fb yt zl tw