47 núi lửa đang phun trào khắp thế giới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/12/2022 | 9:42:57 AM

Khi núi lửa Mauna Loa và Kilauea lân cận của quần đảo Hawaii (Mỹ) đồng thời phun trào, thu hút sự chú ý của toàn thế giới, các nhà địa chất tiếp tục theo dõi 47 vụ "núi lửa tiếp tục phun trào" trên toàn cầu.

Một làn khói dày đặc có thể nhìn thấy từ ngôi làng Ginostra, Ý khi núi lửa Stromboli phun trào
Một làn khói dày đặc có thể nhìn thấy từ ngôi làng Ginostra, Ý khi núi lửa Stromboli phun trào

Theo Chương trình nghiên cứu Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), hiện nay đang có 47 ngọn núi lửa đang trong tình trạng "tiếp tục phun trào". Trong số đó, có khoảng 20 vụ phun trào tích cực vào bất kỳ ngày nào.

"Một ngọn núi lửa đang trong giai đoạn phun trào liên tục có thể không phun trào hằng ngày mà mỗi tuần một lần hoặc vài ngày một lần. Vì vậy, vào bất kỳ ngày cụ thể nào cũng có khoảng 20 vụ nổ hoặc dòng dung nham phun trào tích cực", ông Ed Venzke, trưởng Bản tin Mạng lưới núi lửa toàn cầu, cho biết.

Hầu hết các núi lửa phun trào liên tục đều tập trung xung quanh "Vành đai lửa" bao quanh Thái Bình Dương - khu vực hoạt động địa chấn và núi lửa mạnh nhất trên thế giới.

Mỹ

Núi lửa Mauna Loa và Kilauea hiện đang phun trào cùng lúc lần đầu tiên kể từ năm 1984.

Vào ngày 3-12-2022, Đài quan sát núi lửa Hawaii, một bộ phận của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), thông báo họ đã bổ sung các webcam cho thấy dòng dung nham phun trào trực tiếp từ khe nứt 3 trên khu vực rạn nứt phía đông bắc của núi lửa Mauna Loa.

Vào ngày 6-12, Hawaii đã triển khai Lực lượng Vệ binh quốc gia, khi dòng dung nham của Mauna Loa di chuyển đến gần đường cao tốc Daniel K. Inouye, hai tuần sau khi nó bắt đầu phun trào.

Ông Talmadge Magnoe, lãnh đạo Cơ quan Phòng vệ dân sự Hawaii, cho biết: "Ngăn chặn hoặc chuyển hướng dòng dung nham là một việc không thể thực hiện, đặc biệt là trên mặt đất bằng phẳng".

Ngoài ra, còn có hai núi lửa khác hiện đang phun trào ở Mỹ là núi lửa Pavlof và núi lửa Great Sitkin, đều ở Alaska.

Indonesia

Núi lửa Semeru của Indonesia phun trào hôm 4-12-2022, phun tro cao 1,5km vào không khí và buộc gần 2.000 người phải sơ tán.


Núi lửa Semeru ở Indonesia

Semeru là một trong tám ngọn núi lửa hiện đang phun trào ở Indonesia, bảy ngọn núi lửa còn lại bao gồm Kerinci, Krakatau, Merapi, Lewotolok, Karangetang, Ibu và Dukono.

Núi lửa Semeru, nằm trên đảo Java, là ngọn núi lửa cao nhất của Indonesia và phun trào lần cuối cách đây một năm, khiến 51 người thiệt mạng.

Ý

Tại Ý, một ngọn núi lửa đã phun trào trên hòn đảo nhỏ Stromboli vào tháng 10. Núi lửa tung tro bụi lên không trung và trào dung nham xuống biển. Viện Địa vật lý và Núi lửa quốc gia Ý đã ghi lại một video cảnh dòng dung nham dẫn từ miệng núi lửa phía bắc chảy ra biển Tyrrhenian qua một vết nứt trên vỏ trái đất, được gọi là Sciara del Fuoco hay "dòng lửa".

Núi lửa Stromboli đã phun trào bảy lần trong năm 2022.

Núi lửa Etna, một núi lửa khác đang hoạt động nằm trên đất liền Sicilia, cũng phun trào vào tháng 2 và tháng 5-2022. Vào ngày 27-11-2022, một lỗ thông hơi nhỏ bên sườn núi đã mở ra và một dòng dung nham nhỏ đã chảy ra, theo các quan chức Viện Nghiên cứu Smithsonian.

Nhật Bản

Vào ngày 3-12-2022, núi lửa Sakurajima ở Kyushu, Nhật Bản đã phun trào với sét, dung nham và tro bụi phun ra ở độ cao 1,83km so với mực nước biển.

Hai núi lửa khác cũng đang hoạt động ở Nhật là núi lửa Suwanosejima (phun trào vào tháng 11) và núi lửa Aira (đã thải ra 700 tấn sulfur dioxide mỗi ngày kể từ ngày 21-11).

Chile

Núi lửa Villarrica, núi lửa hoạt động mạnh nhất của Chile, đã phun trào vào ngày 4-12 với hai vụ nổ và một loạt dung nham bắn ra khỏi miệng núi lửa.

Một núi lửa khác là Nevados de Chillan cũng hoạt động vào tháng 10 sau một trận động đất.

Nga

Tại Nga, núi lửa Sheveluch trên bán đảo Kamchatka phun trào hôm 20-11, mỗi giờ có tới 10 tiếng nổ.

Sheveluch là một trong những ngọn núi lửa lớn nhất và hoạt động mạnh nhất ở Kamchatka với ước tính khoảng 60 vụ phun trào lớn trong 10.000 năm qua.

Ngoài ra, ở Nga còn bốn núi lửa Alaid, Ebeko, Chikurachki và Bezymianny cũng đang hoạt động.

Các núi lửa khác hiện cũng đang phun trào ở Philippines, quần đảo Solomon, Costa Rica, Nicaragua, Ecuador, Tanzania, Peru, Tonga, Úc, Mexico, Guatemala và Ecuador, theo Chương trình Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian.
(Theo TTO)

Các tin khác
Hai đối thủ của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha là ông Prawit Wongsuwan (trái) và bà Paetongtarn Shinawatra (phải).

Có vẻ như cuộc khủng hoảng chính trị từ năm ngoái ở Thái Lan đang được giải quyết bằng cuộc tổng tuyển cử ngày 14-5 tới.

Người biểu tình Israel xuống đường trong đêm muộn.

Ngày 26/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, châm ngòi cho một đợt biểu tình quy mô lớn. Trước đó, ông Gallant quay lưng với chính phủ để kêu gọi dừng kế hoạch cải cách tư pháp gây chia rẽ.

Nhiều quốc gia châu Phi đang thiếu các dịch vụ nước uống an toàn.

Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên hợp quốc bế mạc cuối tuần qua sau khi thông qua một kế hoạch hành động “cột mốc” với gần 700 cam kết nhằm bảo vệ “lợi ích chung toàn cầu quý giá nhất của nhân loại”. Sự kiện được đánh giá là cơ hội để tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề về nước và tránh một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.

Khoác tay nhau là hành vi được phép làm khi thực hiện hợp đồng thuê

Trong những năm gần đây, nghề cho thuê bạn gái đã phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc; có thể thấy khách hàng tìm thuê trên tất cả các trang web và nền tảng lớn. Ngay cả trên đường phố trong dịp lễ tết cũng có người cầm biển quảng cáo tìm thuê người đóng giả bạn gái về quê.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục