Thủ tướng Tây Ban Nha công bố luật thúc đẩy bình đẳng giới

  • Cập nhật: Chủ nhật, 5/3/2023 | 8:25:49 AM

Với Luật đại diện bình đẳng, Tây Ban Nha sẽ áp dụng các biện pháp cân bằng giới vào danh sách bầu cử, hội đồng quản trị các công ty lớn và hội đồng quản trị của các hiệp hội chuyên nghiệp ở nước này.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez.

Ngày 4/3, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã công bố luật bình đẳng giới của nước này, theo đó sẽ yêu cầu đại diện cân bằng hơn giữa phụ nữ và nam giới trong hoạt động chính trị, kinh doanh và các lĩnh vực khác.

Luật với tên gọi Luật đại diện bình đẳng sẽ áp dụng các biện pháp cân bằng giới vào danh sách bầu cử, hội đồng quản trị của các công ty lớn và hội đồng quản trị của các hiệp hội chuyên nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp, Luật đại diện bình đẳng sẽ yêu cầu số lượng phụ nữ chiếm ít nhất 40% đội ngũ quản lý của bất kỳ công ty niêm yết nào có quy mô hơn 250 công nhân và doanh thu hàng năm là 50 triệu euro (53 triệu USD).

Trong chính trị, luật sẽ yêu cầu các đảng phải cung cấp số lượng ứng cử viên nam và nữ như nhau trong các cuộc bầu cử, với mục đích tăng tính cân bằng giới trong quốc hội.

Tại Tây Ban Nha, phụ nữ hiện chiếm 44% số ghế trong Hạ viện và 39% số ghế Thượng viện.

Luật cũng sẽ yêu cầu các hiệp hội chuyên nghiệp có ít nhất 40% nữ giới trong hội đồng quản trị hay trong các ban hội thẩm cho bất kỳ giải thưởng nào được tài trợ bằng ngân sách công.

Luật mới sẽ được phê duyệt trong cuộc họp nội các hôm 7/3 trước khi được tranh luận tại Quốc hội.

Đây là biện pháp mới nhất trong một loạt các biện pháp bình đẳng giới được công bố bởi chính phủ liên minh cánh tả tại Tây Ban Nha.

Tháng 12/2022, các nhà lập pháp Tây Ban Nha đã thông qua dự luật về quyền của người chuyển giới, cũng như luật về sức khỏe tình dục và sinh sản.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác

Ngày 3/3, Ngoại trưởng các nước nhóm Bộ Tứ gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Australia đã nhóm họp tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.

Pháo phản lực phóng loạt của quân đội Nga.

Quân đội Nga và lực lượng Wagner đã "dội mưa pháo kích" vào các tuyến đường cuối cùng dẫn tới thành phố Bakhmut ở miền Đông Ukraine.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại hội nghị

Nga và Trung Quốc là hai thành viên duy nhất của G20 không đồng ý với tuyên bố buộc Nga "phải rút quân hoàn toàn và vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ukraine".

Thủ tướng Anh Rishi Sunak (bên trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen tại buổi họp báo sau khi đạt được thỏa thuận thương mại mới.

Sau nhiều tháng đàm phán, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận thương mại mới mang tên Khuôn khổ Windsor thay thế Nghị định thư Bắc Ireland. Thỏa thuận này được nhận định là bước đột phá trong mối quan hệ giữa Anh và EU, vốn đã căng thẳng và ngày càng gay gắt kể từ thời kỳ hậu Brexit (Anh rời khỏi EU).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục