“Cái chết đen” vẫn để lại nhiều ảnh hưởng

Cái chết đen (Black Death) từng tàn phá lục địa Á - Âu và Bắc Phi vào thế kỷ 14 có ảnh hưởng sâu sắc đến sự cân bằng gene của chúng ta đến ngày nay. Đây là kết quả một nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí American Journal of Human Geneetics.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol (Anh), mặc dù các biến thể di truyền đã giúp tổ tiên của người châu Âu sống sót sau bệnh dịch, tiếp tục cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp tương tự ngày nay, nhưng chúng cũng khiến họ dễ bị các tình trạng tự miễn dịch gây hại.
Các nhà nghiên cứu đã công bố một bản so sánh các bộ gene được lấy từ những cá nhân sống trước, trong và sau đợt bùng phát bệnh dịch hạch (do nhiễm khuẩn Yersinia pestis) quét qua và xóa sổ 50% dân số châu Âu.
Kết quả đã phát hiện ra rằng, Cái chết đen đã định hình sự tiến hóa của các gene miễn dịch như ERAP2. Điều đó cũng định hình cách con người phản ứng với bệnh tật ngày nay. Những người có hai bản sao giống hệt nhau của một biến thể "tốt” của gene ERAP2 lại có khả năng sống sót cao hơn khoảng 40%-50% so với những người không có hai biến thể của gene này.
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện thêm rằng, việc nhân đôi các bản sao ERAP2 giống hệt nhau sẽ giúp nhiều người châu Âu giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như Covid-19, nhưng cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch cao hơn như bệnh Crohn và bệnh tiểu đường tuýp 1.
(Theo SGGP)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw