Tổng thống Pháp công bố kế hoạch để đáp ứng các cam kết liên quan đến khí hậu

Theo AP ngày 25-9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính và đáp ứng các cam kết liên quan đến khí hậu của đất nước trong vòng bảy năm tới, bao gồm thông qua việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tăng cường sử dụng ô tô điện.
Tổng thống Macron cho biết mục tiêu của Pháp là giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức của năm 1990, phù hợp với mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU), là "có thể đạt được” sau khi ông tổ chức một cuộc họp chính phủ đặc biệt. Để đạt được điều đó, Paris phải đi nhanh hơn gấp đôi so với trước đây.
"Chúng ta cần thành công trong việc giảm lượng khí thải 5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2030”, nhà lãnh đạo Pháp nêu rõ để so sánh với mức giảm 2% mỗi năm trong 5 năm qua. Ông nói thêm: "Toàn bộ chiến lược này sẽ cho phép Pháp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than, dầu và khí đốt... từ 60% xuống 40% vào năm 2030”.
Ông Macron xác nhận rằng hai nhà máy đốt than còn lại của nước này sẽ ngừng hoạt động và chuyển đổi sang năng lượng sinh khối, được sản xuất bằng cách đốt gỗ, thực vật và các vật liệu hữu cơ khác, vào năm 2027. Các nhà máy than hiện chiếm chưa đến 1% sản lượng điện của Pháp. Hai nhà máy này dự định đóng cửa vào năm ngoái, nhưng khủng hoảng năng lượng do cuộc xung đột ở Ukraine và việc đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân của Pháp vì nhiều vấn đề khác đã khiến chính phủ phải trì hoãn quyết định này. Pháp dựa vào năng lượng hạt nhân để sản xuất hơn 60% điện năng - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Tổng thống Macron cho biết, một thách thức khác là khuyến khích tăng cường sử dụng xe điện. Theo đó, chính phủ sẽ công bố một hệ thống do nhà nước tài trợ vào tháng 11 để cho phép các hộ gia đình có thu nhập khiêm tốn thuê ô tô điện do châu Âu sản xuất với giá khoảng 100 euro (106 USD) mỗi tháng. Đến năm 2027, Pháp sẽ sản xuất ít nhất 1 triệu xe điện và mở 4 nhà máy sản xuất pin ở phía Bắc đất nước. Ngoài ra, 13 dự án tàu hỏa đi lại xung quanh một số thành phố lớn sẽ nhận được gói 700 triệu euro từ nhà nước để cho phép những người hiện đang sử dụng ô tô sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Đầu năm nay, Tổng thống Pháp đã công bố một loạt ưu đãi nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp đổi mới và chuyển đổi sang công nghệ xanh hơn, bao gồm các khoản tín dụng thuế trong các lĩnh vực sản xuất như pin, ô tô điện, năng lượng hydro và gió, cũng như đẩy nhanh việc cấp phép cho các dự án công nghiệp. Pháp sẽ đầu tư thêm 7 tỷ euro vào năm tới cho quá trình chuyển đổi khí hậu và năng lượng.
Tháng 11 tới, 50 khu công nghiệp gây tổn hại đến khí hậu nhất của đất nước sẽ chính thức tham gia lộ trình giảm 45% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. 50 khu công nghiệp này chiếm khoảng 10% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Pháp.
Tổng thống Macron cũng thông báo rằng Pháp sẽ "lấy lại quyền kiểm soát” giá điện vào cuối năm nay, thông tin chi tiết sẽ được công bố vào tháng tới. Động thái này diễn ra trong bối cảnh EU hiện đang tiến hành cải cách toàn diện thị trường điện để bảo vệ người dân khỏi sự tăng giá đột ngột, đẩy nhanh việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và làm cho liên minh trở nên độc lập hơn.
Một quan chức của Pháp cho biết Paris sẽ không chờ đợi những thay đổi của EU để thực hiện cơ chế mới nhằm điều chỉnh giá điện ở Pháp theo chi phí sản xuất thực tế ở nước này. Giá điện của Pháp tương đối thấp so với một số nước EU vì nước này chủ yếu dựa vào năng lượng hạt nhân chứ không phải bằng khí đốt và than đá.
(Theo HNMO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch ASEAN kêu gọi Thái Lan - Campuchia đàm phán

Chủ tịch ASEAN kêu gọi Thái Lan - Campuchia đàm phán

Chủ tịch ASEAN 2025, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim hôm nay (24/7) bày tỏ lo ngại về cuộc giao tranh đang diễn ra tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, đồng thời nhấn mạnh hòa bình là “lựa chọn duy nhất” trong bối cảnh căng thẳng leo thang.

Bước chuyển trong quan hệ thương mại

Bước chuyển trong quan hệ thương mại

Tổng thống Donald Trump ngày 23-7 tuyên bố Mỹ đã đạt được ba thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt với Nhật Bản, Philippines và Indonesia, mở ra một chương mới trong chiến lược thương mại tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này hứa hẹn định hình lại cán cân thuế quan, chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực.

Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường

Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường

Các nước châu Âu, trong đó có Pháp, đang đối mặt với những đợt nắng nóng khắc nghiệt bao trùm trên diện rộng. Đáng chú ý, đợt nắng nóng dữ dội hồi tháng 6 vừa qua đã khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường, dẫn đến tình trạng thiếu nước tại nhiều trạm nghỉ chân trên núi. Tình trạng này diễn ra ngay trước thềm mùa cao điểm du lịch leo núi trong mùa Hè.

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan cao của virus Chikungunya

WHO cảnh báo nguy cơ lây lan cao của virus Chikungunya

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 22/7 đã kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự trở lại của dịch bệnh do virus Chikungunya gây ra, khi các đợt bùng phát mới liên quan đến nhiều đảo quốc châu Phi ở Ấn Độ Dương đang lan rộng.

Ông Trump rút Mỹ khỏi UNESCO

Ông Trump rút Mỹ khỏi UNESCO

Hai năm sau khi Mỹ tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Tổng thống Donald Trump hôm nay (22/7) quyết định rút nước này khỏi UNESCO một lần nữa.

Châu Âu cán mốc một triệu điểm sạc xe điện

Châu Âu cán mốc một triệu điểm sạc xe điện

Hạ tầng phục vụ xe điện tại châu Âu vừa ghi nhận một cột mốc quan trọng: một triệu điểm sạc công cộng đã được lắp đặt trên toàn lục địa. Thông tin này vừa được EV Belgium - liên đoàn quy tụ các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và người dùng trong lĩnh vực giao thông không phát thải tại Bỉ - công bố.

fb yt zl tw