Vì sao cả Nga và Ukraine đều thất bại trong các cuộc tấn công xe tăng?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 14/1/2024 | 2:05:03 PM

Cả Nga và Ukraine đều không thể tiến hành thành công các cuộc tấn công bằng xe tăng và có những lý do rõ ràng cho việc này.

Hình ảnh trích xuất từ video của Lữ đoàn Cơ giới 110 của Ukraine cho thấy các phương tiện quân sự bị phá hủy gần Avdiivka vào tháng 10/2023.
Hình ảnh trích xuất từ video của Lữ đoàn Cơ giới 110 của Ukraine cho thấy các phương tiện quân sự bị phá hủy gần Avdiivka vào tháng 10/2023.

Một chuyên gia nói với Business Insider rằng địa hình bằng phẳng và số lượng máy bay không người lái trên bầu trời khiến việc gây bất ngờ cho phía bên kia trở nên vô cùng khó khăn.

Riley Bailey, nhà phân tích về Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận định các cuộc tấn công không thể tiến hành nếu không có yếu tố bất ngờ.

"Rất nhiều cuộc chiến tranh cơ giới ở một mức độ nào đó dựa trên sự bất ngờ để có thể nhanh chóng tiến công và khiến đối phương mất cảnh giác", chuyên gia này nhận định.

Theo ông: "Dựa trên tất cả dấu hiệu dọc tiền tuyến hiện nay, điều đó thực sự không thể xảy ra".

Một lý do nữa là địa hình bằng phẳng ở khu vực phía Đông và phía Nam của Ukraine nên không có nơi nào để che giấu các đoàn xe bọc thép.

Tại một số khu vực, "tất cả địa hình đều bằng phẳng và bạn có thể thấy bất kỳ ai từ cách đó hàng km", ông Bailey nói.

Ngoài ra, việc nhiều UAV hoạt động trên bầu trời cũng cản trở hoạt động của xe bọc thép tại Ukraine.

Cả Nga và Ukraine chủ yếu đều dựa vào các UAV giám sát và UAV tấn công trong khi các binh lính mô tả bầu trời đầy rẫy những phương tiện này trong một số cuộc giao tranh.

Các UAV giám sát đã được sử dụng để dõi đối phương và thường cung cấp dữ liệu mục tiêu cho pháo binh cũng như các vũ khí tầm xa khác. Các UAV tấn công bản thân chúng đã là vũ khí và trong một vài trường hợp có thể gây hư hại hoặc vô hiệu hóa xe bọc thép và xe tăng.

Moscow và Kiev đều đối mặt với đối mặt với tổn thất khi sử dụng các đoàn xe tăng và xe bọc thép. Việc thiếu đột phá trong các chiến dịch xe tăng và xe bọc thép cũng như những khó khăn mà cả hai bên gặp phải nhằm gây bất ngờ với đối phương, đã góp phần tạo nên tính chất gay cấn của xung đột khi mà không bên nào đạt được bước tiến lớn.

Phòng tuyến kiên cố của Nga, trong đó có các bãi mìn, cũng khiến cho chiến trường hầu như không có sự dịch chuyển. Ukraine cho biết phương Tây đã không cung cấp cho họ đủ vũ khí để đạt được đột phá.

(Theo VOV)

Các tin khác
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga.

Ngày 12/1, 1.788,3 triệu m3 khí đốt đã được cung cấp cho người tiêu dùng Nga, kỷ lục lịch sử tuyệt đối mới về nguồn cung hàng ngày thông qua Hệ thống Cung cấp Khí đốt Thống nhất của Nga

Chiến trường Israel, nơi giao tranh với quân Hamas.

Hôm nay (14/1), cuộc xung đột đẫm máu giữa Israel và Lực lượng Hamas tại dải Gaza bước sang ngày thứ 100. Hơn 3 tháng qua, chiến sự đã cướp đi mạng sống của ít nhất 25.000 người thuộc cả hai phía, hầu hết là dân thường, đồng thời đẩy toàn khu vực Trung Đông vào một cục diện khủng hoảng cực kỳ phức tạp, rối ren và bất định chưa từng có.

Người dân Palestine đợi tại cửa khẩu Rafah bên phía Ai Cập để vào Gaza, ngày 25/11/2023.

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 12/1 cho biết ông "vô cùng lo ngại" trước những tuyên bố gần đây của các Bộ trưởng Israel về "kế hoạch khuyến khích di chuyển hàng loạt" dân thường Palestine từ Gaza sang các nước thứ 3.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne.

Ngày 12-1, Tân Hoa xã cho biết, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp tục tiến trình cải tổ nội các.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục