Tổng thống Nga Putin ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Nga sẵn sàng thảo luận về lệnh ngừng bắn hoàn toàn để chấm dứt xung đột ở Ukraine, nhưng để điều này diễn ra, phải có sự đảm bảo rằng Kiev sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn.
Phát biểu với các phóng viên vào ngày 7/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ ý tưởng về lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, trước hết, một số điều kiện nhất định phải được đáp ứng, và vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp về cách thực hiện lệnh ngừng bắn như vậy.
"Cần phải trả lời toàn bộ câu hỏi liên quan đến việc Ukraine không thể kiểm soát hành động của một số đơn vị cực đoan" - ông Peskov giải thích - "Những câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ, cho đến nay vẫn chưa có ai trả lời". Ông cho rằng việc đàm phán thiếu tiến triển là do cái mà ông gọi là "thực trạng không thể kiểm soát của chế độ Kiev".
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, một vấn đề lớn khác liên quan đến kế hoạch quân sự hóa hơn nữa của Ukraine: "Tất cả những khía cạnh này vẫn nằm trong chương trình nghị sự. Trong khi chúng ta đoàn kết với ý tưởng thiết lập lệnh ngừng bắn càng sớm càng tốt, chúng ta phải bảo đảm lợi ích của mình và làm rõ những khía cạnh mà tôi vừa nói đến".
Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 3, Tổng thống Nga Putin đã đồng ý tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong 30 ngày, với việc Ukraine cũng ký vào đề xuất này.
Tổng thống Nga Putin ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Ukraine ảnh 1
Thị trấn Kupyansk, vùng Kharkov của Ukraine sau cuộc tấn công của Nga 
Tuy nhiên, Nga cáo buộc Ukraine liên tục vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Phía Nga cho biết Moscow vẫn sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn tạm thời, lập luận rằng bản thân thỏa thuận này là dấu hiệu cải thiện quan hệ với Mỹ. Đồng thời, giới chức Moscow không loại trừ khả năng trả đũa tương xứng đối với Ukraine vì các cuộc tấn công của Kiev vào cơ sở hạ tầng năng lượng Nga.
Trước đó, ông Trump đã bày tỏ sự thất vọng ngày càng tăng với tốc độ chậm chạp trong đàm phán hòa bình Nga - Ukraine. Chia sẻ với NBC News vào tháng 3, ông Trump nói rằng rất "tức giận" với ông Putin.
"Chúng tôi đang đàm phán với Nga. Chúng tôi muốn họ dừng lại. Tôi không thích việc ném bom. Việc ném bom vẫn tiếp diễn" - Tổng thống Trump nói với các phóng viên vào ngày 6/4.
Trên thực tế, Tổng thống Putin đã không chấp nhận đề xuất chung của Mỹ và Ukraine về lệnh ngừng bắn hoàn toàn, vô điều kiện vào tháng 3. Điện Kremlin cũng đã yêu cầu bất kỳ lệnh ngừng bắn nào ở Biển Đen đều phải gắn với việc nới lỏng lệnh trừng phạt Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Zelensky và các nhà lãnh đạo châu Âu đã bác bỏ điều này.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết Tổng thống Trump sẽ không bị lôi kéo vào các cuộc đàm phán kéo dài với Nga liên quan tới việc chấm dứt chiến tranh với Ukraine, đồng thời nói thêm rằng "Chúng ta sẽ sớm biết được liệu Nga có nghiêm túc về việc đạt được hòa bình hay không".
Trong khi đó, các quan chức Ukraine có kế hoạch đến thủ đô Washington D.C. trong những ngày tới để đàm phán thêm về thỏa thuận khoáng sản mở rộng với Mỹ.
Kiev và Washington đã lên kế hoạch ký thỏa thuận khoáng sản vào tháng 3, nhưng cuộc tranh luận căng thẳng giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky đã làm chệch hướng các cuộc thảo luận.
Với thỏa thuận này, Mỹ kỳ vọng sẽ nhận được các khoản thanh toán đối với lợi nhuận từ hoạt động khai thác mỏ của Ukraine, như tiền bồi thường cho khoản viện trợ quân sự và tài chính mà người tiền nhiệm của ông - cựu Tổng thống Joe Biden - đã cung cấp cho Kiev.
Tuy nhiên, phía Ukraine khẳng định bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải bao gồm các đảm bảo an ninh mạnh mẽ cho Kiev nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo của Nga.
(Theo VTV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw