Mỹ thu hồi gần 1.500 thị thực du học, ai là mục tiêu?

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/4/2025 | 2:50:06 PM

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào hàng loạt trường đại học khi quyết định thu hồi thị thực của gần 1.5000 du học sinh.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thu hồi thị thực của hàng nghìn sinh viên.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thu hồi thị thực của hàng nghìn sinh viên.

Những sinh viên quốc tế bị nhà chức trách Mỹ thu hồi visa chủ yếu thuộc diện visa F-1 (dành cho sinh viên du học) hoặc J-1 (dành cho các sinh viên tham gia các chương trình trao đổi, hợp tác giữa các trường). Ngoài ra, một số trường hợp bị thu hồi visa do từng tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine hoặc vi phạm giao thông.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cáo buộc những sinh viên này truyền bá chủ nghĩa bài Do Thái và ủng hộ lực lượng Hamas trong khuôn viên trường. Tuy nhiên, sinh viên, luật sư và nhà hoạt động đều bác bỏ lập luận này.

Có bao nhiêu sinh viên bị thu hồi thị thực?

Vào cuối tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết chính quyền ông Trump thu hồi khoảng 300 thị thực sinh viên nhưng trên thực tế, con số này cao hơn nhiều.

Theo Hiệp hội Luật sư Di trú Mỹ (AILA), có hơn 4.700 sinh viên bị xóa khỏi cơ sở dữ liệu do Cơ quan Thực thi di trú và hải quan (ICE). Tuy nhiên, một số bên khác lại đưa ra con số 1.000.

Tương tự, Hiệp hội Nhà giáo dục Quốc tế (NAFSA) ước tính đến ngày 17/4, có khoảng 1.400 sinh viên đối mặt với việc bị trục xuất. Ấn phẩm trực tuyến Inside Higher Ed cũng đưa tin có khoảng 1.489 sinh viên bị mất thị thực tính đến ngày 17/4.

Thống kê của Inside Higher Ed chỉ ra có hơn 240 trường đại học và cao đẳng trên khắp Mỹ bị thu hồi thị thực sinh viên. Những trường đại học bị ảnh hưởng bao gồm: Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học bang Ohio và Đại học Maryland cũng như một số trường cao đẳng nghệ thuật tự do quy mô nhỏ.

Tại sao thị thực bị thu hồi?

Chính quyền ông Trump tuyên bố họ đang cố gắng ngăn chặn sinh viên cũng như cựu sinh viên nước ngoài tiếp quản trường đại học.

Ngoại trưởng Ruibao nói: "Chúng tôi sẽ không đưa sinh viên nước ngoài vào Mỹ. Họ ở đây để học, để đến lớp, để lãnh đạo phong trào hoạt động gây rối và làm suy yếu trường đại học của chúng ta”.

Trong khi đó, nhiều sinh viên báo cáo không có thông báo nào đưa ra khi thị thực tại Mỹ của họ bị huỷ. Có nhiều người trong số họ từng hoạt động tích cực trên mạng xã hội, ủng hộ cuộc xung đột ở Palestine trong khuôn viên trường.

Theo Mohammad Ali Syed - người đứng đầu nhóm thực hành nhập cư ở Washington, có nhiều người bị thu hồi thị thực vì vi phạm giao thông trong quá khứ hoặc một số trường hợp không có lời giải thích rõ ràng.

Ông Syed viết trên mạng xã hội: "Hành động này dẫn đến những thách thức pháp lý và làm dấy lên lo ngại về thủ tục tố tụng, tác động đến tổ chức giáo dục đại học của Mỹ".

Cùng với đó, ông Syed nhấn mạnh sinh viên quốc tế nên tham khảo ý kiến của luật sư di trú ngay lập tức để tìm ra biện pháp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Ông Syed thông tin thêm: "Sinh viên có thể nộp đơn kiện tại tòa án liên bang, khẳng định vi phạm thủ tục tố tụng và tìm cách khôi phục tình trạng pháp lý. Ví dụ, sinh viên tại Đại học Michigan đã thực hiện hành động pháp lý chống lại Bộ An ninh Nội địa, cáo buộc diện visa F-1 của họ bị chấm dứt mà không có thông báo hoặc giải thích đầy đủ".

Trong tình huống khẩn cấp, sinh viên có thể yêu cầu lệnh cấm tạm thời để ngăn chặn hoạt động trục xuất và khôi phục thị thực khi thủ tục pháp lý đang diễn ra. Các thẩm phán liên bang cũng ban hành lệnh tương tự để bảo vệ sinh viên không bị đuổi học ngay lập tức.

Ông Syed cho hay: "Nhiều trường đại học đang tích cực hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bằng cách cung cấp nguồn lực pháp lý, liên lạc với cơ quan liên bang và cung cấp chỗ ở. Ví dụ, Đại học George Mason đang tiến hành tìm hiểu lý do đằng sau việc chấm dứt thị thực và lựa chọn pháp lý để hỗ trợ sinh viên quốc tế".

Hậu quả viẹc hủy thị thực?

Phó giáo sư Hafsa Kanjwal, làm việc tại Đại học Lafayette cho biết có rất nhiều nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn tại các trường đại học. Mọi người đang phải suy nghĩ về kế hoạch đi lại trong trường hợp không được phép quay trở về đất nước của họ.

Bà Kanjwal thông tin: "Một số sinh viên và giảng viên không có nơi nào để trở về, do tình trạng hỗn loạn chính trị ở quê hương. Trong khi một số trường cao đẳng và đại học đang có cách tiếp cận chủ động hơn, nhưng họ thuộc nhóm thiểu số. Có vẻ như hầu hết trường đại học không có sự đảm bảo cho sinh viên và giảng viên quốc tế".

Tờ Al Jazeera dẫn lời giảng viên khác tiết lộ thêm sinh viên quốc tế đang rất sợ hãi. Nhiều người trong số họ phải xóa hồ sơ mạng xã hội, do lo một số bài đăng hoặc phát ngôn trên đó có thể khiến họ bị bắt giữ và trục xuất.

Al Jazeera trích lời giảng viên dấu tên: "Tôi từng tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống lại cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq. Những gì chính quyền ông Trump muốn làm là truyền đạt cho người nhập cư và sinh viên quốc tế quyền của họ và rộng hơn là họ muốn đóng cửa con đường nhập cư bằng cách nhắm vào người có thẻ xanh".

Chính quyền ông Trump cũng xem các trường đại học và cao đẳng là pháo đài của chính trị, họ muốn tận dụng vấn đề chính trị xung quanh Palestine để kỷ luật các trường đại học và buộc họ đàn áp nội dung tự do, cánh tả trong lớp học.

(Theo VTC News)

Các tin khác
Công nhân đi bộ giữa các tấm pin mặt trời trên mặt nước tại Đập Sirindhorn ở Ubon Ratchathani, Thái Lan, ngày 8/4/2021.

Mỹ áp thuế lên hầu hết pin mặt trời Trung Quốc sản xuất tại 4 nước Đông Nam Á sau điều tra thương mại, trong đó Campuchia chịu mức cao nhất 3.500% do không hợp tác.

Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ tại bàn thờ Thánh Ignatius thành Loyola tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả vào tháng 12-2020

Di chúc này được Giáo hoàng Francis lập vào ngày 29-6-2022, với nội dung không có gì hơn ngoài nguyện vọng được chôn cất đơn giản.

Nhà thờ Thánh Peter tại Vatican sẽ là nơi mọi người viếng Giáo hoàng Francis trong những ngày tới.

Tối 21-4 (giờ Việt Nam), Giám đốc Văn phòng báo chí Vatican Matteo Bruni cho biết, thi hài Giáo hoàng Francis được lên kế hoạch đặt tại Nhà thờ Thánh Peter từ ngày 23-4 để mọi người có thể tới viếng.

Ngày 21/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện với Iran.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục