Nghị sỹ Mỹ: Nạn nhân chất độc da cam cần được bồi thường
- Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2008 | 12:00:00 AM
Sáng 15/5, tại trụ sở Quốc hội Mỹ, trong một phiên điều trần liên quan đến chất độc da cam/điôxin, các nghị sỹ Mỹ khẳng định chất độc màu da cam đã gây ảnh hưởng cho cả binh sỹ Mỹ và người dân Việt Nam, do vậy những nạn nhân của loại hóa chất này cần được bồi thường và trợ giúp.
Phiên điều trần có tựa đề "Trách nhiệm bị quên lãng của chúng ta: Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam", do Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và môi trường toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện tổ chức, với sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, một số nhà khoa học, luật sư, cựu chiến binh Mỹ, một số tổ chức phi chính phủ.
Nghị sĩ Đảng Dân chủ của Mỹ Eni Faleomavaega đã chỉ trích chính quyền của Tổng thống George W. Bush không chịu thừa nhận trách nhiệm pháp lý của nước này đối với những người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam mà Mỹ đã rải xuống trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Nghị sĩ Eni Faleomavaega nói với Thứ trưởng Ngoại giao Scot Marciel rằng Mỹ có "bổn phận tinh thần" là phải giúp bù đắp những thiệt hại mà nước này đã gây ra trong 10 năm sử dụng chất hoá học độc hại làm rụng lá cây tại các cánh rừng của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Marciel cho rằng đây là một "vấn đề pháp lý phức tạp".
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Ít nhất 100 người thiệt mạng trong một vụ nổ đường ống dẫn dầu ở thủ đô thương mại Lagos của Nigeria. Công tác cứu hộ hiện vẫn đang được tiếp tục.
Báo chí Trung Quốc ngày 15/5 đưa tin số người thiệt mạng trong trận động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc có thể lên đến hơn 50.000 người. Trong khi đó lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực để tìm kiếm và giúp đỡ những người sống sót cho dù hy vọng tìm được người còn sống trong đống đổ nát đang ngày càng mong manh.
Theo thông báo của Chính phủ Myanmar, tính đến ngày 15-5, số người chết do bão Nargis tại nước này đã lên đến 43.318 người, trong khi con số mất tích là hơn 27.800 người.
Ban thư ký ASEAN kết hợp với Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai (ACDM) đã quyết định thành lập Đội đánh giá nhanh tình trạng khẩn cấp (ERAT) và sẽ gửi nhóm này tới Myanmar với sự đồng ý của Chính phủ Myanmar.