Mỹ đưa CHDCND Triều Tiên ra khỏi danh sách “đen”
- Cập nhật: Chủ nhật, 12/10/2008 | 12:00:00 AM
Ngày 11/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Sean McCormack thông báo Mỹ đã đưa CHDCND Triều Tiên ra khỏi danh sách “các quốc gia bảo trợ khủng bố”.
Lò phản ứng Yongbyon của CHDCND Triều Tiên
|
Theo người phát ngôn Sean McCormack, quyết định trên của Mỹ được đưa ra sau khi Washington và Bình Nhưỡng đạt được thỏa thuận về kế hoạch thanh sát chương trình hạt nhân gây tranh cãi của CHDCND Triều Tiên.
Theo thỏa thuận, CHDCND Triều Tiên sẽ cho phép các chuyên gia hạt nhân quốc tế lấy vật mẫu và giám định tại tất cả cơ sở hạt nhân công khai cũng như chưa công khai của nước này.
Trước đó, từ ngày 1 - 3/10, trưởng đoàn đàm phán Mỹ về vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên đã tới Bình Nhưỡng để thảo luận các biện pháp thanh sát hạt nhân với các nhà đàm phán CHDCND Triều Tiên.
Thời gian gần đây, CHDCND Triều Tiên đã có một số động thái gây căng thẳng trở lại tình hình bán đảo Triều Tiên như tái khởi động lò phản ứng hạt nhân, cấm các thanh sát viên LHQ tới hiện trường và bắn thử tên lửa…
Chính vì vậy, sau khi thông báo việc Mỹ loại CHDCND Triều Tiên khỏi “danh sách đen”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Sean McCormack cũng yêu cầu CHDCND Triều Tiên nối lại tiến trình vô hiệu các cơ sở hạt nhân.
Việc Mỹ trước đây liệt CHDCND Triều Tiên vào danh sách “các quốc gia bảo trợ khủng bố” đã trở thành một nhân tố chính dẫn tới sự bế tắc xung quanh vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Hồi tháng Sáu, Tổng thống Mỹ G.Bush đã cam kết đưa CHDCND Triều Tiên ra khỏi “danh sách đen”. Tuy nhiên, hành động này bị trì hoãn do đối thoại về kế hoạch thanh sát hạt nhân giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên đổ vỡ.
Hiện CHDCND Triều Tiên chưa có phản ứng chính nào về quyết định ngày 11/10 của Mỹ.
(Theo TPO)
Các tin khác
Các bộ trưởng Tài chính và chủ tịch Ngân hàng Trung ương của Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G-7) ngày 10/10 đã công bố kế hoạch hành động nhằm đối phó với cuộc khủng khoảng tài chính trầm trọng nhất trong hơn nửa thế kỷ qua.
Ủy ban trao giải Nobel vừa quyết định trao giải Nobel hòa bình năm 2008 cho ông Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Phần Lan vì những nỗ lực đóng góp xây dựng nền hòa bình bền vững và lâu dài từ khu vực châu Phi, châu Á đến châu Âu và Trung Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và người đồng cấp Ấn Độ Pranab Mukherjee hôm qua (10/10) đã chính thức đặt bút ký vào một thoả thuận hợp tác hạt nhân Mỹ-Ấn Độ mang tính lịch sử.
Cựu phó Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh, người mới từ chức để nhận trách nhiệm về việc ra lệnh cho cảnh sát tấn công người biểu tình hôm 7/10, cho hay, đảo chính quân sự là cách duy nhất trong lúc này để giải quyết bế tắc chính trị.