Israel: Sẽ không có chính phủ liên hiệp?

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/2/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 15-2, ngoại trưởng Israel Tzipi Livni tuyên bố nếu không thể trở thành thủ tướng tiếp theo của Israel, bà sẽ lãnh đạo đảng Kadima đóng vai trò đối lập trong quốc hội, chứ không chấp nhận gia nhập chính phủ liên minh do ông Benjamin Netanyahu, thủ lĩnh đảng Likud, đứng đầu.

Bà Livni không muốn liên minh với ông Netanyahu.
Bà Livni không muốn liên minh với ông Netanyahu.

Kadima giành được 28 trong 120 ghế ở cuộc tổng tuyển cử tại Israel tuần trước, nhiều hơn Likud chỉ một ghế. Nhưng các đảng cực hữu có cùng đường lối cứng rắn với người Palestine giành được tổng cộng 65 ghế, so với 55 ghế của phe trung hữu, đồng nghĩa với việc ông Netanyahu có nhiều khả năng đứng ra thành lập chính phủ liên minh hơn.

Tuy nhiên, AP bình luận rằng vai trò đối lập có thể ảnh hưởng tới sự đoàn kết của Kadima. Đảng này là một tập hợp những nhân vật diều hâu và trung hữu vốn trước kia xuất thân từ Likud và các nghị viên hoàn toàn có thể trở cờ để quay lại với Likud. Trong ngày 15-2, AFP dẫn lời bộ trưởng Avi Dichter, một thành viên của Kadima, cho biết đảng này chỉ đồng ý chia sẻ quyền lực giữa Livni và Netanyahu nếu hai người thay phiên nhau làm thủ tướng. Israel từng có tiền lệ như thế vào những năm 1980, nhưng tình hình hiện tại cho thấy việc dàn xếp này khó có khả năng diễn ra.

Với tư cách là ngoại trưởng Israel, bà Livni đồng ý thương lượng với người Palestine về những vướng mắc chủ chốt như đường biên giới cuối cùng của nhà nước Do Thái và nhà nước Israel, số phận của thành phố tranh chấp Israel cũng như một nghị quyết cho các khu tị nạn Palestine, trong khi ông Netanyahu tuyên bố mọi thương lượng đều là vô ích. Nếu Likud và Kadima không thành lập chính phủ liên hiệp, người đóng vai trò quyết định sẽ là thủ lĩnh đảng cực hữu về thứ ba trong cuộc tổng tuyển cử, Avigdor Lieberman.

(Theo TTO)

Các tin khác
Tàu ngầm Triomphant của Pháp.

Một tàu ngầm của Anh và một tàu ngầm của Pháp, cả hai đều chạy bằng năng lượng hạt nhân và mang theo vũ khí hạt nhân, đã đâm vào nhau ở biển Đại Tây Dương hồi đầu tháng này. Đây là thông tin mới được tờ Sun của Anh tiết lộ ngày hôm 16/2.

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục mất điểm sau khi các thông tin xấu được công bố.

Kinh tế Nhật Bản đã sụt giảm trong quý 4 của năm 2008 với tốc độ nhanh nhất trong vòng 35 năm qua. Sự sụt giảm trong nhu cầu toàn cầu đã khiến nền kinh tế thứ 2 thế giới tiếp tục lao đao.

Nhật Bản vừa chấp thuận cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vay 100 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nước đang gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cuộc họp của G7 xác nhận thêm cho những nỗ lực đối phó khủng hoảng đang được xúc tiến.

Bảy nước công nghiệp phát triển đã thúc giục cải cách hệ thống tài chính toàn cầu cũng như bảo vệ thương mại tự do trong quá trình đối phó khủng hoảng kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục