Israel có chính phủ mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/4/2009 | 12:00:00 AM

Thủ tướng Benjamin Netanyahu và các bộ trưởng dưới quyền ông đã tuyên thệ nhậm chức đêm 31-3, giữa thời điểm cộng đồng quốc tế lo ngại rằng chính phủ mới ở Israel có thể chôn vùi các cuộc đàm phán hòa bình với người Palestine.

Tân Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu trước Quốc hội ngày 31-3.
Tân Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu trước Quốc hội ngày 31-3.

Sau khi bước lên bục để tuyên thệ và ký vào văn bản chính thức, Netanyahu chính thức trở thành Thủ tướng 10 năm sau khi ông rời khỏi chức vụ này. Chính phủ mới của Netanyahu bao gồm 30 bộ trưởng và 7 thứ trưởng, là một trong những chính phủ lớn nhất trong lịch sử 61 năm qua của Israel.

Như dự đoán, lãnh đạo đảng Yisrael Beiteinu, ông Avigdor Lieberman, đảm nhận cương vị Ngoại trưởng, còn Chủ tịch đảng Lao động Ehud Barack tiếp tục giữ vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.

Trước lễ nhậm chức, Quốc hội 120 thành viên của Israel đã chấm dứt nhiều giờ tranh cãi và bỏ phiếu với tỷ lệ 69/45 ủng hộ chính phủ mới do Chủ tịch đảng Likud thành lập sau 5 tuần thương lượng giữa các đảng.

Ngoài Likud, liên minh 69 ghế còn bao gồm 3 đảng Yisrael Beiteinu, Shas và Jewish Home thuộc cánh hữu cùng với đảng Lao động thuộc cánh tả.

"Israel đang đối mặt với hai thách thức to lớn về kinh tế và an ninh. Tôi đã cố gắng hết sức để thành lập một chính phủ thống nhất vào thời điểm khẩn cấp này. Mục tiêu của tôi là thống nhất tất cả các lực lượng chính trị ở đất nước này", trích lời ông Netanyahu khi bắt đầu phiên họp Quốc hội.

Do quan điểm cứng rắn mà các đảng cánh hữu Israel theo đuổi trong tiến trình hòa bình với người Palestine, việc họ chiếm đa số trong chính phủ mới khiến nhiều người lo ngại rằng tiến trình này sẽ bị bỏ qua trong đàm phán.

Tuần trước, Liên minh châu Âu cảnh báo về "các hậu quả" nếu tân Chính phủ Israel không theo đuổi nguyên tắc của giải pháp hai nhà nước, viện dẫn các mối quan hệ sẽ trở nên "cực kỳ khó khăn".

Tuy nhiên, hôm 31-3, Thủ tướng Netanyahu nhắc lại cam kết rằng, chính phủ của ông sẽ quyết tâm theo đuổi hòa bình, không chỉ với người Palestine mà còn với toàn bộ thế giới Ảrập. Mặc dầu vậy, ông nhấn mạnh rằng, người Palestine "phải chiến đấu chống khủng bố" nếu họ muốn hòa bình.

Trong lời chỉ trích đầu tiên với tư cách là một lãnh đạo đối lập, Chủ tịch đảng Kadima Tzipi Livni công kích ông Netanyahu phung phí tiền của người trả thuế vào một chính phủ cồng kềnh như vậy.

"Một nội các lớn và hoang phí là sai lầm tại một thời điểm kinh tế khó khăn thế này. Công chúng sẽ phải mang gánh nặng lớn từ một nội các quá nhiều người như vậy".

(Theo NLĐ)

Các tin khác

Ngày 2-4, Hội nghị G-20 (Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi) sẽ nhóm họp tại thủ đô London (Anh) để kiếm tìm các giải pháp cứu nguy nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Thủ tướng Anh Gordon Brown cho rằng thế giới phải vượt qua 5 thử thách lớn để “giải cứu” nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và đệ nhất phu nhân tới Anh.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Anh trong chuyến công du nước ngoài lớn đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng giêng.

Duch cúi đầu đọc lời xin lỗi tại tòa.

Ngày 31/3, tại phiên tòa do Tòa án được Campuchia và Liên hợp quốc phối hợp thành lập (ECCC) để xét xử tội ác của Khơme Đỏ, đao phủ nhà tù S-21 - Kaing Guek Eav còn gọi là Duch đã cúi đầu nhận tội, chính thức xin lỗi về cái chết của hơn 14.000 người. Đây là quan chức lãnh đạo Pol Pot đầu tiên thừa nhận các tội lỗi kinh hoàng mà chúng đã thực hiện cách đây 30 năm.

Người biểu tình bên ngoài Phủ Thủ tướng.

Nội các Thái Lan đang xem xét tìm địa điểm mới để tiến hành cuộc họp thường kỳ khi người biểu tình phe áo đỏ thề sẽ bao vây Phủ Thủ tướng cho tới khi Chính phủ từ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục