Czech, NATO ủng hộ kế hoạch lá chắn tên lửa mới của Mỹ
- Cập nhật: Thứ bảy, 24/10/2009 | 12:00:00 AM
CH Czech và NATO ngày 23/11 đã tuyên bố ủng hộ kế hoạch lá chắn tên lửa mới của Mỹ nhằm chống lại mối đe dọa từ Iran cũng như các nước khác. Tuyên bố này được đưa ra khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chuyến công du 3 nước Trung Âu nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước này cho hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ. Hệ thống mới sẽ tập trung vào đối phó với các cuộc tấn công từ tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
![]() |
Phó Tổng thống Mỹ Biden.
|
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp với Phó Tổng thống Biden ở Prague, Thủ tướng Czech Jan Fischer cho biết CH Czech “sẵn sàng tham gia vào việc thiết lập một hệ thống mới như thế”.
Mỹ “đánh giá rất cao phát biểu ngày hôm nay của Thủ tướng Fischer,” Phó Tổng thống Biden đáp lại đồng thời nói thêm rằng Washington sẽ cử một phái đoàn quân sự cấp cao đến thủ đô Prague vào tháng tới để “thảo luận về các điều khoản liên quan đến sự tham gia của Czech” vào hệ thống lá chắn tên lửa mới.
Trong khi đó, ở nước láng giềng Slovakia, Tổng thư ký NATO – ông Anders Fogh Rasmussen cho biết kế hoạch lá chắn tên lửa mới do chính quyền của Tổng thống Obama lập ra sẽ giúp bảo vệ người Châu Âu và Mỹ trước một “mối đe dọa thực sự."
Phát biểu với các phóng viên tại Bratislava sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rober Gates với Bộ trưởng Quốc phòng các nước NATO, ông Fogh Rasmussen nói: “Các bộ trưởng hoan nghênh việc Mỹ lập kế hoạch lá chắn tên lửa mới ở Châu Âu phù hợp hơn với NATO. Điều này rất tốt cho sự đoàn kết giữa các nước thành viên".
Chuyến thăm của ông Biden đến 3 nước Trung Âu gồm Ba Lan, Rumani và CH Czech hồi đầu tuần này diễn ra chỉ một tháng sau khi chính quyền của Tổng thống Obama thông báo quyết định từ bỏ kế hoạch lá chắn tên lửa ở Đông Âu do chính quyền tiền nhiệm Bush vạch ra. Kế hoạch đó là nhằm để đối phó với các tên lửa tầm xa. Nga kiên quyết phản đối kế hoạch này vì cho rằng nó đe dọa an ninh nước Nga.
Quyết định của ông Obama về việc từ bỏ kế hoạch lá chắn tên lửa của chính quyền Bush đã làm dấy lên nỗi lo ngại ở các nước Đông Âu. Những nước này cho rằng Washington đang hy sinh lợi ích để củng cố quan hệ với Nga. Phó Tổng thống Biden đã phủ nhận điều này.
(Theo VnMedia)
Các tin khác

Để đảm bảo an ninh cho tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao của 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand tham dự hội nghị này, chính quyền Thái Lan đã huy động 36.000 sỹ quan và binh sỹ tham gia các hoạt động gì giữ an ninh.
Nạn buôn bán nội tạng phục vụ cho các ca cấy ghép đang gia tăng ở nhiều nơi, đặt ra yêu cầu phải có sự hợp tác quốc tế đối phó với vấn đề này.

Ngày 22/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, ông Andrei Nesterenko, cho biết Moscow tin rằng kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ tại châu Âu có thể sẽ không trở thành hiện thực.

Các tên cướp biển với vũ khí tự động đã chiếm giữ một tàu hàng ở vùng biển Đông Phi và hiện nắm giữ 26 thuỷ thủ của tàu làm con tin, một quan chức thuộc đội chống hải tặc vừa cho hay.