Các nước đang phát triển tẩy chay đàm phán về khí hậu

Các nước đang phát triển đã đồng loạt tẩy chay các cuộc đàm phán xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại Copenhagen.

Các cuộc đàm phán đã tạm thời phải ngưng trệ lại do Trung Quốc, Ấn Độ cùng một số nước đang phát triển yêu cầu các nước phát triển giàu có phải cắt giảm hơn nữa khí thải của mình thì mới nói tới chuyện đàm phán.

Với sự tẩy chay nói trên, các cuộc thảo luận tại hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại Copenhagen phải tạm hoãn tới cuối tuần này.

"Chúng tôi không cho rằng hội nghị sẽ thất bại, song rõ ràng là các nhà lãnh đoạ đang làm mất thời gian của nhau khá nhiều”, chuyên gia Kim Carstensen từ Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã của LHQ nói.

Trong khi đó, Hội nghị dự kiến diễn ra trong vòng 2 tuần và kết thúc vào ngày 18/12 tới.

Vấn đề đang khúc mắc hiện nay là các nước đang phát triển muốn các cuộc thảo luận tại hội nghị phải hướng đến mục tiêu kéo dài các điều kiện của Nghị định thư Kyoto 1997.

Theo Nghị định thư Kyoto thì các nước giàu sẽ phải chịu phạt nếu không hạn chế nghiêm ngặt lượng khí thải của mình trong khi các nước đang phát triển không phải chịu ép buộc tương tự.

Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Copenhagen của Đan Mạch lần này là hội nghị về thay đổi khí hậu lớn nhất trong lịch sử Liên hợp quốc, với sự tham gia của 192 quốc gia và được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Theo ban tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, số nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ tham dự hội nghị như vậy là đã cao hơn rất nhiều so với hội nghị cho ra đời Nghị định thư Kyoto .

Hội nghị cấp cao lần này được cho là cơ hội cuối cùng để thế giới nắm bắt để cứu lấy thế giới trước khi quá muộn.

Mục đích lớn nhất của hội nghị này là cho ra đời một thỏa thuận khung toàn cầu về vấn đề khí thải cácbon điôxít (CO2), gây hiệu ứng nhà kính để thay thế cho Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn vào năm 2012.

(Theo VietNamNet)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw