Lãnh đạo 13 nước họp về bảo vệ hổ

Thủ tướng Nga, ông Vladimir Putin đã có cuộc họp với 12 vị lãnh đạo khác trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam) trong Diễn đàn bảo tồn Hổ quốc tế, diễn ra từ ngày 21-24/11 tại thành phố St. Peterburg.

Hôm 22/11, Liên minh Hổ quốc tế (ITC) cho biết, tuyên bố của St. Peterburg và Chương trình phục hồi quần thể hổ toàn cầu đưa ra trong Diễn đàn này là “đấu tranh chống lại tội phạm liên quan đến hổ và xóa bỏ nhu cầu về các sản phẩm và bộ phận của hổ”.

 

Theo ITC, hổ trong tự nhiên phải đối mặt với cơn khủng hoảng sinh tồn do bị mất sinh cảnh và sự mất dần các con mồi trong tự nhiên, đặc biệt là do nạn săn bắt để đáp ứng nhu cầu buôn bán các bộ phận và sản phẩm của hổ, với lợi nhuận khổng lồ tại thị trường chợ đen.

 

Mặc dù trên thực tế, các điều luật quốc gia và quốc tế quy định rằng, hầu hết các hoạt động buôn bán bộ phận, sản phẩm và dẫn xuất của hổ đều là trái phép, nhưng hổ vẫn bị giết hại và các bộ phận và sản phẩm của hổ tiếp tục bị đưa vào thị trường chợ đen.

 

ITC kỳ vọng, Hội nghị thượng đỉnh về hổ có thể đảo ngược cơn khủng hoảng săn bắt và buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã.

 

Cán bộ điều hành ITC, bà Judy Mills cho biết “Chúng tôi nhất trí với mục tiêu đã nêu về việc tăng cường hiệu quả các quy định nghiêm cấm buôn bán hổ hiện hành nhằm mục tiêu tận diệt mọi hoạt động buôn bán các bộ phận, sản phẩm và dẫn xuất của hổ. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu nhân đôi số lượng hổ vào năm 2022”.

 

Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các quốc gia có hổ sinh sống trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược nhằm đảm bảo chấm dứt tất cả các hoạt động buôn bán các bộ phận và dẫn xuất của hổ.

 

Liên minh toàn cầu về hổ là liên minh bao gồm 42 tổ chức phi chính phủ họat động trong lĩnh vực môi trường, sở thú, phúc lợi cho loài vật, thuốc đông y, pháp lý hình sự, và cộng đồng du lịch có trách nhiệm, đại diện chung cho hàng triệu thành viên trên toàn thế giới.

 

13 nước có hổ tham gia Diễn đàn lần này bao gồm Nga, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan và Việt Nam.

 

Thông tin được Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (ENV) đưa ra trong buổi công bố báo cáo tóm tắt kết quả ban đầu chương trình điều tra về nạn buôn lậu hổ và các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam chỉ còn khoảng 30 cá thể hổ hoang dã. Còn theo Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS), Trung Quốc chỉ còn khoảng 45 cá thể hổ còn sống trong môi trường tự nhiên. Khoảng 3.200 cá thể ước tính còn sống sót trong tự nhiên trên toàn thế giới.

(Theo VnMedia)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Em bé đầu tiên trên thế giới được thụ thai nhờ… AI

Từ cuối tháng 11/2024, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng Edna và Tony tại thành phố Morelia, Mexico luôn đầy ắp tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Đối với đôi vợ chồng trung niên này, đây là những âm thanh ngọt ngào nhất mà họ đã mong chờ từ bao lâu nay - cậu con trai Luis. Và điều đặc biệt hơn cả là Luis đã trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ một quy trình hoàn toàn tự động, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Ngày 13/7, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 32 đã kêu gọi các Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (NWS) nhận thức về nhu cầu cấp thiết việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực hiện nghĩa vụ thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân theo Điều VI của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

fb yt zl tw