Mây phóng xạ xuất hiện ở Đại Tây Dương

Tối 21-3, tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam cho biết số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho thấy đám mây phóng xạ đang di chuyển và đến ngày hôm 22-3, sẽ chạm đến vùng đông bắc quần đảo Philippines.

Tuy nhiên, tổ công tác cũng nhận định khó có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam. Ngoài ra, số liệu của CTBTO cũng cho thấy vùng biển Đại Tây Dương đã xuất hiện đám mây phóng xạ, trên biển Thái Bình Dương đám mây phóng xạ ngày càng lan rộng xuống phía nam.

Kết quả trên là báo cáo của các trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ của CTBTO trên toàn thế giới. Hiện đã có sáu trạm quan trắc phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ, trong đó có hai trạm tại Hoa Kỳ và một trạm tại Canada. Trong khi đó một số trạm tại Đông Nam Á như Malaysia và Philippines vẫn chưa phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ.

Tuy nhiên, tổ công tác cũng cho biết mạng lưới trạm quan trắc phóng xạ hạt nhân của CTBTO được xây dựng cho mục đích phát hiện các vụ thử nổ hạt nhân, do vậy nó rất nhạy và có thể phát hiện được các hạt nhân phóng xạ với nồng độ rất thấp trong bầu khí quyển và liều phóng xạ do các hạt nhân phóng xạ này gây ra rất thấp, không ảnh hưởng sức khỏe con người.

Trong khi đó tình hình phóng xạ trong thực phẩm, rau quả tại Nhật có dấu hiệu nhiễm xạ đang được khẳng định ở nhiều vùng.

Trong ngày 21-3, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tiến hành đo khả năng nhiễm bẩn phóng xạ Cs-137 và I-131 cho hai công dân Việt Nam là lưu học sinh ở Sendai về nước. Kết quả không phát hiện thấy đồng vị phóng xạ I-131 và Cs-137 trong cơ thể của những người được kiểm tra. Điều này cho thấy hai công dân đó không bị nhiễm phóng xạ.

Các trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường của Bộ Khoa học - công nghệ không ghi nhận được việc phát tán phóng xạ ở Việt Nam cho đến ngày 21-3.

Về nhận định tình hình, tổ công tác đánh giá sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vẫn đang trong tầm kiểm soát của Chính phủ Nhật Bản.

Việc bơm nước biển làm mát lò phản ứng và bể chứa các thanh nhiên liệu đã cháy bằng các xe cứu hỏa chuyên dụng đã có hiệu quả: nhiệt độ các bể chứa nhiên liệu đã giảm và áp suất của lớp bảo vệ bêtông cốt thép của tổ máy số 3 cũng đã giảm.

(Theo TTO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw