Động đất Nhật được cảnh báo từ năm 1997?

Hậu quả của thảm họa động đất tại Nhật Bản lẽ ra có thể được giảm thiểu rất nhiều vì nó đã được các nhà địa chấn học Nga dự báo từ năm 1997.

Trang Hot-info của Nga cho hay, vào thời điểm năm 1997, trên Tạp chí Các công trình của Câu lạc bộ các giáo sư do UNESCO xuất bản đã có một bài báo đăng công trình nghiên cứu của Nga đưa ra dự báo năm 2011.

Tiến sĩ địa chất Valeri Abramov, giám đốc Phòng thí nghiệm Địa chất học và Vật lý kiến tạo khu vực,Viện Thái Bình Dương, thuộc VHLKH Nga, tác giả của công trình nói trên cho biết, trong nghiên cứu này, ông và các đồng nghiệp đã chỉ ra hàng loạt những vụ va chạm rất mạnh với cường độ 10 đơn vị (độ Richter) hoặc hơn nữa đang xảy ra ở khu vực Kanto của Nhật. Họ cũng dự báo rất đúng là chính vùng này trên đất Nhật sẽ phải chịu những sự phá huỷ vô cùng nặng nề.

Chính lãnh sự quán Nhật tại Vladovostok vào mùa xuân năm 2006 đã hỏi các nhà địa chấn Nga về nghiên cứu của họ và họ đã được cung cấp. Nhưng sau đó phía Nhật Bản có tin vào những kết luận đó và có dùng hay không thì tiến sĩ Abramov không biết.

Ông đã chỉ ra rằng vào năm 2006 tại Nhật đã xảy ra một cuộc động đất mạnh và đó chính là tiền đề của những va chạm lớn hơn nhiều vào năm 2011 này. Vào dịp đó, một lần nữa họ đã báo cho các nhà ngoại giao Nhật Bản.

Аbramov cho rằng nếu tin vào dự báo của Nga về những dự báo nghiêm túc này, chính quyền Nhật Bản có thể đã có thể chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các tổn thất của động đất và sóng thần. Ví dụ nếu như từ đầu năm ngoái họ giảm tải tại nhà máy điện hạt nhân, thì đã có thể tránh được việc các chất phóng xạ thoát ra môi trường hiện nay.

Nhưng tiến sĩ Abramov nói, rõ ràng là các nhà khoa học Nhật vẫn không tin vào cảnh báo của đồng nghiệp người Nga và cho rằng một trận động đất mạnh đến như vậy không hề đe doạ Nhật.

Các nhà khoa học Nga đã có thể tính cả ngày xảy ra động đất nhờ vào cơ sở các dữ liệu rất đầy đủ về các va chạm ở một vùng nhất định, trong số đó có trận động đất tàn phá mạnh xảy ra năm 1923. Các trận động đất này xuất hiện có tính chu kỳ của hoạt động địa chấn.

Ngày 11/3, tại Nhật đầu tiên đã xảy ra một trận động đất lên tới 9 độ Richter sau đó là sóng thần với chiều cao ngọn sóng vượt quá 10 mét. Những vụ va chạm dưới mặt đất tiếp tục làm rung chuyển đảo quốc này.

(Theo VietNamNet)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tel Aviv - thành phố 'micromobility' năng động của thế kỷ 21

Tel Aviv - thành phố 'micromobility' năng động của thế kỷ 21

Trong bức tranh tương lai của giao thông đô thị, Tel Aviv hiện lên như một hình mẫu tiên phong, nơi micromobility – các phương tiện di chuyển cá nhân cỡ nhỏ như e-scooter và xe đạp điện – không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống hằng ngày.

Chủ tịch ASEAN kêu gọi Thái Lan - Campuchia đàm phán

Chủ tịch ASEAN kêu gọi Thái Lan - Campuchia đàm phán

Chủ tịch ASEAN 2025, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim hôm nay (24/7) bày tỏ lo ngại về cuộc giao tranh đang diễn ra tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, đồng thời nhấn mạnh hòa bình là “lựa chọn duy nhất” trong bối cảnh căng thẳng leo thang.

Bước chuyển trong quan hệ thương mại

Bước chuyển trong quan hệ thương mại

Tổng thống Donald Trump ngày 23-7 tuyên bố Mỹ đã đạt được ba thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt với Nhật Bản, Philippines và Indonesia, mở ra một chương mới trong chiến lược thương mại tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này hứa hẹn định hình lại cán cân thuế quan, chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực.

Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường

Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường

Các nước châu Âu, trong đó có Pháp, đang đối mặt với những đợt nắng nóng khắc nghiệt bao trùm trên diện rộng. Đáng chú ý, đợt nắng nóng dữ dội hồi tháng 6 vừa qua đã khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường, dẫn đến tình trạng thiếu nước tại nhiều trạm nghỉ chân trên núi. Tình trạng này diễn ra ngay trước thềm mùa cao điểm du lịch leo núi trong mùa Hè.

fb yt zl tw