Iran mở lại nhà máy điện hạt nhân sau 36 năm

CNN đưa tin ngày 12-9, Iran đã tổ chức buổi lễ chính thức đưa nhà máy điện hạt nhân Bushehr vào hoạt động sau nhiều năm tranh cãi.

Có mặt trong buổi lễ có các quan chức cao cấp như giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Fereidoon Abbasi, Ngoại trưởng Iran và đồng thời là cựu giám đốc AEOI Ali-Akbar Salehi, Bộ trưởng Năng lượng Majid Namjou và Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Shmatko cùng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử liên bang Nga Rosatom là Sergei Kiriyenko.

Sau buổi lễ này, nhà máy Bushehr vốn được phía Nga hỗ trợ xây dựng và hoạt động từ năm 1975 sẽ trải qua các giai đoạn thử nghiệm để có thể đi vào vận hành chính thức. Ông Sergei Shmatko cho hay phía Nga sẽ giúp Iran vận hành nhà máy theo các tiêu chuẩn quốc tế và kiểm soát theo các nguyên tắc an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Trước đó, IAEA bày tỏ lo ngại Iran có thể theo đuổi tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân trong khi Iran cho rằng họ chỉ phục vụ mục đích dân sinh. Nhà máy điện Bushehr đã tham gia lưới điện quốc gia với công suất 60 megawatt và sẽ đạt 1.000 megawatt khi hoạt động chính thức, chiếm 2,5% nhu cầu tiêu thụ điện ở nước này.

Tân Hoa xã cho hay sau buổi lễ này, Nga và Iran đã ký thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân. “Nga sẽ hợp tác với Iran trong việc xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân mới”, ông Shmatko tuyên bố. Trong khi đó, ông Abbasi khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

(Theo TTO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw