Báo chí Đức nói về chuyến thăm Việt Nam của bà Merkel

Ngày 10/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel lên đường đi thăm Việt Nam và Mông Cổ. Nhân dịp này, tạp chí Châu Âu trực tuyến dẫn tin của hãng DPA cho biết Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á.

"Sự kỳ diệu kinh tế" của Việt Nam bắt đầu năm 1986, khi đất nước này bắt đầu mở cửa cho những cải cách kinh tế thị trường. Năm 2010, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng gần 7%. Những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là dầu mỏ, gạo, cà phê, hàng dệt may, giày và cá.

Trong năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang Đức lượng hàng hóa trị giá 2,94 tỷ euro (tăng 28,4%) trong khi Đức xuất khẩu sang Việt Nam khối lượng hàng hóa trị giá 1,48 tỷ euro, trong đó chủ yếu là máy móc, xe cơ giới và sản phẩm hóa học. Trong Liên minh châu Âu (EU), Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Trong chuyến thăm bốn ngày của Thủ tướng Merkel tới Việt Nam và Mông Cổ, trọng tâm các cuộc thảo luận là các vấn đề kinh tế bên cạnh các cuộc hội đàm chính trị. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Merkel đến Việt Nam và là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Đức tới Mông Cổ từ trước tới nay.

(Theo TTXVN)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Trump

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Trump

Ngày 3-7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4,5 nghìn tỷ USD - gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng mà ông gọi là "Dự luật Lớn và Đẹp", ngay trước thời hạn chót do ông ấn định là Quốc khánh Mỹ - ngày 4-7.

Ứng cử viên Thủ tướng Hàn Quốc Kim Min-seok.

Hàn Quốc đã có Thủ tướng mới

Nguồn tin từ Quốc hội Hàn Quốc cho hay, trong phiên họp toàn thể vừa diễn ra hôm nay 3/7, ứng cử viên cho chức vụ Thủ tướng do Tổng thống nước này chỉ định đã chính thức được phê chuẩn.

fb yt zl tw