Các cuộc biểu tình được phép và không được phép nhằm phản đối kết quả cuộc bầu cử Duma Quốc gia đã nổ ra tại hàng chục thành phố của Nga hôm qua, thu hút khoảng 60.000 người trên khắp cả nước tham gia, chủ yếu diễn ra trong hoà bình.
Báo chí địa phương đưa tin đây là cuộc biểu tình lớn nhất tại Nga trong gần một thập niên qua.
Các cuộc biểu tình lớn đã được tổ chức tại thủ đô Mátxcơva, St. Petersburg, Novosibirsk và khoảng 20 thành phố khác của Nga, từ Vladivostok ở vùng Viễn Đông tới thành phố Kaliningrad ở cực tây.
“Theo trung tâm đối phó khẩn cấp của Bộ nội vụ, các cuộc biểu tình không được phép đã được tổ chức tại một số khu vực của Nga. Trong hầu hết các cuộc biểu tình, người biểu tình đã rời đi sau các cảnh báo của cảnh sát rằng hành động của họ đi ngược luật pháp”, một phát ngôn viên Bộ nội vụ nói.
Các cuộc biểu tình nhằm phản đối các hiện tượng bị cáo buộc là gian lận để tạo lợi thế cho đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền. Các nhà tổ chức họ hay các cuộc biểu tình có thể tiếp tục vào hôm nay và có thể diễn ra vào 24-25/12.
Cuộc biểu tình ở Mátxcơva thu hút ít nhất 20.000 người tham gia.
Đảng nước Nga Thống nhất đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hôm 4/12 với chiếm 238 ghế, thấp hơn so với số ghế 315 của khoá trước dù vẫn giữ được đa số tuyệt đối.
Nhưng các nhà hoạt động đối lập khẳng định số phiếu thực tế của đảng nước Nga Thống nhất thấp hơn nhiều.
Hàng nghìn người tham gia một cuộc biểu tình ở St. Petersburg cũng trong ngày 10/12.
Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu (OSEC) cho hay cuộc bầu cử “thiếu công bằng” và thiên vị đảng Nước Nga Thống nhất. Ủy ban bầu cử Nga khẳng định cuộc tổng tuyển cử diễn ra công bằng và hợp lệ, mặc dù Tổng thống Dmitry Medvedev nói các cáo buộc gian lận phải được điều tra.
Các cuộc biểu tình lớn nhất nhằm yêu cầu tổ chức lại tổng tuyển cử diễn ra tại Mátxcơva (ít nhất 20.000 người tham gia), St. Petersburg (7.000 người) và Novosibirsk (3.000 người).
Một người biểu tình ở St. Petersburg dán mảnh giấy vào miệng, trên đó có dòng chữ "không bỏ phiếu".
Một phát ngôn viên của Sở cảnh sát St. Petersburg nói cuộc biểu tình ở đây “kết thúc mà không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng”. Khoảng 10 người đã bị bắt trong một cuộc biểu tình được phép ở quảng trường Pionerskaya. Sau đó, cảnh sát bắt giữ 20 trong khoảng 50 người biểu tình tụ tập tại một sự kiện không được phép ở quảng trường Senatskaya.
Không vụ bắt giữ nào xảy ra tại thành phố lớn thứ 3 của Nga, Novosibirsk, mặc dù sự kiện này thu hút số người đông gấp 3 lần so với dự kiến trước đó.
Cảnh sát chống bạo động làm nhiệm vụ trên đường phố Mátxcơva.
Những người biểu tình đã liên lạc với nhau thông qua các mạng xã hội. Theo họ, các cuộc biểu tình trên khắp nước Nga đã thu hút khoảng 150.000 người tham gia, trong đó có 12.000 người tại thành phố Yekaterinburg ở vùng Urals, 11.000 người tại St. Petersburg và 6.000 người tại Novosibirsk.
Theo báo chí địa phương, các cuộc biểu tình tại các thành phố diễn ra tương đối hoà bình, và tại thành phố Voronezh ở miền trung nước Nga, cảnh sát và người biểu tình thậm chí còn bắt tay nhau sau khi cuộc tuần hành kết thúc.
Các xe của cảnh sát được triển khai tại Mátxcơva.
Cả Tổng thống Dmitry Medvedev và Thủ tướng Nga Vladimir Putin đều cam kết điều tra các cáo buộc gian lận phiếu bầu và các công dân có quyền tiến hành các cuộc biểu tình hợp pháp.
Tuy nhiên, ông Putin hôm 8/12 đã cáo buộc Mỹ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Nga bằng cách xúi giục phe đối lập biểu tình.
Sáng 3/7, tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok, các thành viên trong nội các mới của Thái Lan đã thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức trước khi chính thức đảm nhiệm công việc.
Israel vừa đồng ý với đề xuất của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump về ngừng bắn tại Gaza trong 60 ngày. Ông Trump cho biết, trong quãng thời gian này, các bên sẽ nỗ lực chấm dứt cuộc chiến Gaza.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao đổi với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về tình hình xung đột Ukraine trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo sau 3 năm.
Đây là công trình mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tình cảm gắn kết bền chặt, thủy chung giữa hai nước, là biểu tượng văn hóa-lịch sử có giá trị giáo dục sâu rộng cho các thế hệ hiểu rõ hơn về truyền thống, tình hữu nghị đoàn kết Việt Nam-Lào.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan ngày 1/7 ra nghị quyết đình chỉ chức vụ Thủ tướng của bà Paetongtarn Shinawatra sau khi chấp nhận thụ lý đơn kiến nghị yêu cầu bãi nhiệm. Nghị quyết có hiệu lực ngay lập tức.
Các chuyên gia cho biết đổ bộ lên Mặt trăng chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc. Họ có một mục tiêu lớn hơn nhiều – biến Mặt trăng thành sân sau của mình.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống quản lý hành chính với 2 cấp ở địa phương, được quy định rõ trong Hiến pháp và đạo luật Tự quản địa phương. Hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện có giá trị tham khảo như thế nào đối với Việt Nam?
Ngày 29/6, các quan chức Ấn Độ cho biết ít nhất 34 người đã thiệt mạng, 4 người mất tích và 74 người bị thương trong đợt mưa lũ kéo dài 9 ngày qua, tại bang Himachal Pradesh, miền Bắc nước này.
Chi nhánh phụ trách khu vực Moskva thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga ngày 28/6 xác nhận 4 người đã thiệt mạng trong vụ một chiếc máy bay hạng nhẹ rơi xuống cánh đồng ở gần Moskva.
Sau thảm họa hàng không rơi máy bay khiến 62 người thiệt mạng cùng hàng loạt sai lầm nghiêm trọng, giấy phép hoạt động của hãng bay Brazil Voepass bị thu hồi vĩnh viễn.
Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) cho biết, các máy bay không người lái (UAV) của nước này đã tấn công sân bay quân sự Kirovske ở Crưm, phá hủy 3 trực thăng Mi-8, Mi-26 và Mi-28 của Nga.
Ngày 28/6, Iran tổ chức lễ tang cấp nhà nước tại thủ đô Tehran cho khoảng 60 người, trong đó có các chỉ huy cấp cao và nhà khoa học hạt nhân, đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài 12 ngày với Israel.
Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.
Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, với sự tham dự của 170 quốc gia thành viên.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hai bên nhất trí thực hiện thỏa thuận khung Geneva, trong đó Mỹ cam kết dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế, còn Trung Quốc sẽ cấp phép xuất khẩu một số mặt hàng nhạy cảm.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu