LHQ điều tra tuyên bố chủ quyền của TQ về Senkaku

Liên Hiệp Quốc đang có kế hoạch xem xét liệu tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku có xác thực về mặt khoa học hay không.
Trong tài liệu gửi lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về giới hạn thềm lục địa (CLCS) mới đây, Bắc Kinh cho rằng thềm lục địa ở biển Hoa Đông là “phần kéo dài về tự nhiên của lãnh thổ Trung Quốc", trong đó có cả quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản đang kiểm soát và gọi là Senkaku. Bắc Kinh còn nói với CLCS rằng nước này vẫn đang thương thảo với các nước khác về chuyện phân định ranh giới thềm lục địa. 
Quần đảo Senkaku nhìn từ trên không.  
     Tàu hải giám Trung Quốc thường xuyên kéo đến vùng biển quanh Senkaku để quấy rối trong thời gian qua. 
 
CLCS hôm 24-1 cho biết việc xem xét số tài liệu trên sẽ được đưa vào chương trình nghị sự tạm thời của một hội nghị, dự kiến diễn ra tại New York (Mỹ) từ ngày 15-7 đến 30-8.
Theo công ước Liên Hiệp Quốc, một quốc gia có thể mở rộng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý nếu có thể chứng minh được rằng thềm lục địa là sự mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền nước mình. Khi đó, CLCS có thể đứng ra đánh giá xem những tuyên bố này có căn cứ về mặt khoa học hay không. Dù vậy, bất kỳ tranh cãi về chủ quyền nào phải được giải quyết giữa các bên liên quan, chứ không phải CLCS. 
 
Phản ứng trước thông tin trên, Nhật Bản cho rằng CLCS không nên tham gia vào tranh cãi này. Trong lá thư gửi CLCS, phái bộ Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc khẳng định: “Việc quần đảo Senkaku là một phần cố hữu của lãnh thổ Nhật Bản là điều không có gì phải bàn cãi về mặt lịch sử và luật quốc tế. Quần đảo Senkaku đang nằm dưới sự kiểm soát hợp lệ của Nhật Bản”.
Bắc Kinh đã đáp trả lại lá thư trên bằng cách gọi tuyên bố chủ quyền của Tokyo đối với Senkaku là “phi pháp và không hợp lệ”. Nước này thậm chí còn khẳng định: “Quần đảo Điếu Ngư thuộc chủ quyền cố hữu của Trung Quốc từ thời xa xưa”.
 
Quần đảo Senkaku được đặt dưới sự kiểm soát của Tokyo từ năm 1895 trước khi bị Washington chiếm đóng từ năm 1945-1972. Sau đó, Mỹ đã trao trả lại Senkaku cho Nhật Bản, một quyết định bị Trung Quốc và Đài Loan phản đối.

(Theo NLĐ)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw