Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII): Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Bài đầu: Những nhiệm vụ cấp bách

Nghị quyết số 05-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế được ban hành ngày 1-11-2016.

Nghị quyết nhấn mạnh đến yêu cầu cấp bách về việc đổi mới mô hình tăng trưởng được Đảng ta đặt ra trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của đất nước tuy ổn định nhưng chưa vững chắc. Vấn đề cốt lõi là đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng bền vững và đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Bài đầu: Những nhiệm vụ cấp bách

Thực tế cho thấy, thời gian qua nước ta đã tích cực tiến hành đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế ở nước ta chậm được đổi mới, về cơ bản vẫn theo mô hình cũ... Vì vậy, Nghị quyết số 05-NQ/TƯ nhấn mạnh 7 nhiệm vụ cấp bách và trọng tâm nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thẳng thắn nhìn nhận yếu kém

Theo đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, việc đổi mới mô hình tăng trưởng (MHTT), cơ cấu lại nền kinh tế đã được các cấp, các ngành triển khai thực hiện và đạt một số kết quả bước đầu. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng ở mức hợp lý và MHTT từng bước chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, qua đó năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, trong khi cơ cấu lại thị trường tài chính đạt kết quả bước đầu, không để xảy ra tình trạng đổ vỡ, mất an toàn hệ thống. Hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết, mở ra giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam với thế giới.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 05-NQ/TƯ cũng đã nhìn thẳng vào những yếu kém, tồn tại. Đó là, MHTT về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm đổi mới; tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào tăng vốn đầu tư và số lượng lao động, chưa dựa nhiều vào tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý doanh nghiệp (DN). Thực tế, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại và chất lượng tăng trưởng thấp. Phương thức phân bổ nguồn lực xã hội chưa có sự thay đổi rõ rệt, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được cải thiện, môi trường đầu tư - kinh doanh còn nhiều trở ngại, việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Việc cơ cấu lại DN nhà nước, kiểm soát nợ công chưa đạt yêu cầu, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro…

Những yếu kém, hạn chế trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Trong đó, nhận thức và tầm nhìn của các cấp ủy, chính quyền và DN về đổi mới MHTT chưa đầy đủ, có nơi bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ và tư duy nhiệm kỳ. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về đổi mới MHTT, cơ cấu lại nền kinh tế ở các cấp, các ngành và địa phương còn thụ động, chậm trễ. Đổi mới, hoàn thiện thể chế bên trong và hội nhập với bên ngoài chưa đồng bộ; hội nhập quốc tế chưa thể gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.

Khẳng định vai trò quản lý nhà nước

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, phân tích: Căn cứ vào những nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Nghị quyết số 05-NQ/TƯ, bao gồm: Đẩy mạnh cơ cấu đầu tư công, khắc phục tình trạng tham nhũng, lãng phí; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư và kiên quyết xử lý các DN nhà nước làm ăn thua lỗ; giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập... có thể thấy đều tập trung vào vấn đề cơ cấu lại ngân sách theo hướng tiết kiệm và giảm thâm hụt, trong đó khẳng định vai trò của Nhà nước trong điều hành kinh tế gắn với hình ảnh một Chính phủ liêm chính và hành động.

Những nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ theo đuổi nhiều năm nay. Tại Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, với 3 trục chính là: Tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mục tiêu hướng đến cuối cùng cũng chính là cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả. Nhưng, mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết đã tiến đến một cấp độ cao hơn, thông qua việc cụ thể hóa những nhiệm vụ để đổi mới MHTT, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng những chỉ tiêu cụ thể.

Theo đó, sẽ tiếp tục củng cố vững chắc kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát bình quân ở mức dưới 5%/năm; giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP. Đối với nợ công, phấn đấu quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2020, tỷ trọng lao động có chứng chỉ đào tạo tăng lên khoảng 25%; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40% và thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước ASEAN.

Đánh giá về những nhiệm vụ trọng tâm mà các ban đảng Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ... phải thực hiện, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng, trong 7 nhiệm vụ trọng tâm được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo, về cơ bản đều tập trung vào việc cơ cấu lại ngân sách trên cả hai mặt: Thu và chi theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí. Điều này cho thấy, vai trò của Nhà nước trong giai đoạn đổi mới MHTT đặc biệt quan trọng. Thực tế đã chứng minh, khi kỷ luật ngân sách được siết chặt, an ninh tài chính quốc gia được giữ vững sẽ tạo ra nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế.

Việc thẳng thắn nhìn vào những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế để từ đó đưa ra những quyết sách nhằm đổi mới MHTT, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ rút ngắn con đường dẫn tới những mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi các cấp ủy đảng phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém, loại bỏ những tác động tiêu cực do lợi ích cục bộ và tư duy nhiệm kỳ gây ra. Đây sẽ là nền tảng giúp đất nước tạo ra những bước đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế, qua đó từng bước cải thiện đời sống của người dân và hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng DN.

(Còn nữa)

(Theo HNMO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát huy vai trò người đứng đầu được "Đảng tín - đồng bào tin"

Phát huy vai trò người đứng đầu được "Đảng tín - đồng bào tin"

Cộng đồng dân tộc thiểu số Lào Cai có truyền thống đoàn kết, tính gắn kết cộng đồng cao. Tuy sinh sống tập trung ở vùng cao, vùng xa, điều kiện khó khăn nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng sự nỗ lực vươn lên, đời sống kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, nâng cao.

Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thương phẩm của gia đình hội viên nông dân xã Âu Lâu cho thu nhập cao.

Hiện thực hóa nghị quyết bằng hành động thiết thực

Thực hiện Chuyên đề năm 2025 về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thiết thực xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Hội Nông dân (HND) thành phố Yên Bái đã và đang hiện thực hóa nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, gần gũi với đời sống hội viên nông dân.
Ông Trần Trọng Chung - Bí thư Chi bộ thôn 1, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên chăm sóc đồi quế.

Bí thư “làm thật để dân tin”

Trong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, một trong những nhân tố đầu tàu là ông Trần Trọng Chung - Bí thư Chi bộ thôn 1. Không chỉ tâm huyết, gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, ông Chung còn sản xuất giỏi với mô hình phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Vàng A Sò vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chi bộ tốt, đảng viên tiên phong

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã Việt Hồng huyện Trấn Yên nhân dân thôn Bản Vần luôn phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới. Nhiều cán bộ, đảng viên, hội viên nông dân trong thôn chủ động đi trước phát triển các mô hình kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.
Từ học Bác, các đảng viên trong Chi bộ thôn Bảo Lâm, xã Minh Quân tích cực giúp nhau phát triển kinh tế để làm giàu chính đáng.

Chi bộ mạnh nhờ học và làm theo Bác

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong những năm qua, Chi bộ thôn Bảo Lâm, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên luôn phát huy sức mạnh tổng hợp, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng cùng Đảng bộ xã thực hiện thắng lợi nghị quyết đề ra, đưa nông thôn mới Bảo Lâm ngày càng trở thành “nơi đáng sống”.
Nhiều tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh tăng cường hoạt động giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên tại địa chỉ đỏ.

Tôi là đảng viên trẻ - Bài 2: Hạt nhân nòng cốt trong kỷ nguyên mới

Đảng ta xác định, từ Đại hội XIV trở đi, đất nước sẽ chính thức bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với nhiều nhiệm vụ đột phá là thế mạnh thuộc về tuổi trẻ. Với bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng được hun đúc vững vàng, những đảng viên trẻ ở Yên Bái đã và đang phát huy thế mạnh của bản thân, không ngừng học tập, rèn luyện, xứng đáng trở thành lực lượng tiên phong, hạt nhân nòng cốt, gánh vác sứ mệnh đổi mới, đưa dân tộc vươn mình mạnh mẽ, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
fb yt zl tw