Đại Phác: Biến nghị quyết thành phong trào hành động

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/11/2010 | 2:34:24 PM

YBĐT - Xác định năm 2010 là năm quan trọng thực hiện mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 – 2015, vì thế, ngay sau Đại hội Đảng bộ xã khóa XVII, Đảng ủy xã Đại Phác, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội sát với thực tế, yêu cầu của địa phương.

Mô hình chăn nuôi 20 lợn nái sinh sản ở thôn Đại Phác, xã Đại Phác.
Mô hình chăn nuôi 20 lợn nái sinh sản ở thôn Đại Phác, xã Đại Phác.

Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Đình Tống cho biết: “Để hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khóa XVII, Đảng bộ đã quán triệt rộng rãi nội dung nghị quyết cũng như triển khai chương trình hành động thực hiện các nghị quyết phù hợp với thực tế địa phương tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Bên cạnh đó, để tăng cường sức mạnh cho Đảng, Đại Phác kiện toàn các tổ chức Đảng và đoàn thể, nâng cao trách nhiệm và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đủ mạnh nhằm thực hiện hiệu quả nghị quyết”.

Sau khi kiện toàn lại bộ máy, Đảng bộ xã đã bắt tay ngay vào chỉ đạo nhiệm vụ. Cùng với phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, Đảng bộ xã Đại Phác coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó hướng mạnh vào sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ. Hướng tới mục tiêu giúp nhân dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; tạo lập nhiều dự án phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, xã tập trung chỉ đạo chuyển đổi từ cấy lúa lai sang canh tác lúa thuần có chất lượng cao theo hướng hàng hóa chiếm 60% diện tích toàn xã đồng thời khoanh vùng chuyên canh sản xuất giống có chất lượng phù hợp với điều kiện thâm canh. Hiện nay, xã đã xây dựng được thương hiệu gạo Chiêm Hương chất lượng trở thành hàng hóa bán ra thị trường. Năm 2010, năng suất lúa bình quân đạt 12 tấn/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.500 tấn/năm, sản xuất vụ ba trên đất hai lúa đạt 100 ha. Ngoài việc chỉ đạo tốt việc sản xuất 129 ha lúa nước thì hiện tại, Đại Phác đã hình thành vùng quế rộng 600 ha - loại cây kinh tế mũi nhọn có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đất đai, khí hậu của địa phương, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân.

Phát huy lợi thế là xã vùng ven vành đai thực phẩm của huyện, ngoài việc vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã còn định hướng cho nhân dân phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà; tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn trên 7 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội đầu tư phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa đang phát huy hiệu quả cao. Hiện nay, xã có 3 hộ chăn nuôi quy mô trang trại 20 lợn nái và 100 lợn thịt trở lên. Toàn xã có 284 con trâu, bò; 6.088 con lợn và gần 19.000 con gia cầm các loại.

Xã cũng chú trọng phát triển ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chế biến lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng, dịch vụ cung ứng vật tư phân bón – thuốc trừ sâu, sản xuất đồ mộc, cơ khí nhỏ. Đại Phác đang khuyến khích người dân cơ giới hóa sản xuất. Toàn xã có trên 100 máy cày bừa tay, máy tuốt lúa liên hoàn, máy xay xát đã thu hút và tạo việc làm tại chỗ, có thu nhập ổn định cho người dân. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, địa phương đã huy động hàng ngàn ngày công lao động, hàng trăm triệu đồng của nhân dân để kiên cố hóa kênh mương nội đồng, cứng hóa mặt đường giao thông, trường lớp, trạm y tế, xây dựng nhà văn hóa, hoàn thành xây dựng nâng cấp lưới điện nông thôn theo Dự án RE II tạo nên diện mạo nông thôn mới nhiều đổi thay.

Xã Đại Phác phấn đấu đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nông, lâm nghiệp 50%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 30%, thương mại - dịch vụ 20%. Để đạt được mục tiêu này, cùng với việc quy hoạch các khu dân cư tập trung phát triển dịch vụ - thương mại, khuyến khích và tạo điều kiện để các hợp tác xã mở rộng quy mô đầu tư vào chế biến nông - lâm sản, xã chủ trương vận động nhân dân dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa giống, sản xuất lúa hàng hóa có giá trị thương phẩm đạt giá trị 90 triệu đồng/ha…

Bên cạnh đó, Đảng bộ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, gắn công tác sinh hoạt Đảng với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và củng cố, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Đại Phác đang ra sức thi đua lao động, sản xuất, nhanh chóng đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống, biến nghị quyết thành phong trào hành động cách mạng của quần chúng, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

 Kim Tiến

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Tất Đắc - Bí thư Đảng ủy xã Đông Cuông kiểm tra hệ thống kênh mương thủy lợi, bảo đảm nước tưới cho cây vụ đông.

YBĐT - Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng về xã Đông Cuông, huyện Văn Yên (Yên Bái) hôm nay đã nhận thấy những đổi thay hiện hữu. Kết quả đó là nhờ Đảng bộ xã đã biết phát huy nội lực, khơi dậy sức mạnh đoàn kết, vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, nhất là chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ...

Đường Trạm Tấu - Bắc Yên qua xã Bản mù tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

YBĐT - Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã, nghị quyết của Tỉnh ủy Yên Bái, Huyện ủy Trạm Tấu, những năm qua, Đảng bộ xã Bản Mù đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu nghị quyết đã đề ra.

Đồng chí Hà Thị Hải - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Yên Bái kiểm tra tình hình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở Đảng bộ Viễn thông Yên Bái.
(Ảnh: Minh Đức)

YBĐT - Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quyết định thành lập ngày 10.4.2008. Đến ngày 1.11.2008, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông có quyết định thành lập và đi vào hoạt động. Đến nay, Sở đã hoàn chỉnh 6 phòng, bộ phận, đơn vị sự nghiệp, hoạt động khá đều tay.

Tre măng Bát Độ đang là cây xóa đói giảm nghèo ở huyện Trấn Yên. (Ảnh: Q.T)

YBĐT - Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn, Trấn Yên đã có 50 cơ sở chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng ở xã Lương Thịnh; cơ sở dây chuyền chế biến tinh dầu quế gắn với vùng rừng trồng quế ở xã Y Can; cơ sở sơ chế măng Bát Độ gắn với vùng trồng tre măng Bát Độ ở xã Kiên Thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục