Chuyện lập nghiệp của Hà Văn Triệu

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/11/2016 | 2:31:34 PM

YBĐT - Bình quân mỗi năm, gia đình anh bán trên dưới 30 con dê giống và dê thịt. Tính ra thu nhập từ đàn dê mỗi năm cho gia đình hơn 40 triệu đồng,

Sinh năm 1991 trên mảnh đất Minh Tiến, Lục Yên, gia đình Hà Văn Triệu trước kia rất nghèo. Tài sản lớn nhất chỉ là mấy sào ruộng lúa, cần cù, chăm chỉ, siêng năng thì cũng không đủ ăn. Từ đó, không lúc nào chàng trai thế hệ 9X không nghĩ đến cách thoát nghèo.

Sau nhiều ngày trăn trở, tìm hiểu, học tập kinh nghiệm nuôi dê, nhận thấy khu vực quanh nhà là vùng đồi với nhiều loại cây dại, rất phù hợp với loại vật nuôi này, vì vậy, năm 2011, gia đình anh bắt đầu tập trung thực hiện mô hình này.

Ban đầu, anh chỉ nuôi vài con dê cái nhưng nhờ biết cách chăm sóc nên đàn dê của anh không ngừng sinh sản, phát triển. Mỗi năm, dê thường đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 con, hiện nay, đàn dê của gia đình anh đã lên đến trên 50 con.

Theo kinh nghiệm của anh Triệu, việc nuôi dê không khó, dê là loài động vật ăn tạp, ít bị ốm, sức đề kháng cao, chăn thả tự nhiên, thức ăn chủ yếu là cây cỏ, hoa lá ở rừng, không cần thức ăn tinh bổ sung, chuồng trại lại không đòi hỏi diện tích lớn nên chăn nuôi không vất vả và tốn kém như các mô hình chăn nuôi khác. Một con dê con nuôi dưỡng tốt, sau 10 tháng là bắt đầu sinh sản, mỗi năm, dê cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con, nuôi 7 - 8 tháng có thể đạt 30 - 35 kg và bán với giá dao động từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg nên thu hồi vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ biết cách chăm sóc, đàn dê của anh không ngừng phát triển, bình quân mỗi năm, gia đình bán trên dưới 30 con dê giống và dê thịt. Tính ra thu nhập từ đàn dê mỗi năm mang về cho gia đình hơn 40 triệu đồng, mô hình chăn nuôi dê của chàng trai trẻ Hà Văn Triệu là điển hình của thanh niên trong thôn Làng Ven nói riêng và phong trào phát triển kinh tế của đoàn viên thanh niên xã Minh Tiến nói chung.

Anh Triệu chia sẻ: “Trước đây, tôi cũng theo học chuyên nghiệp nhưng gia đình khó khăn nên tôi đã trở về quê hương phát triển kinh tế gia đình từ với mô hình chăn nuôi tổng hợp. Tôi đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã, của gia đình, tạo động lực cho tôi cố gắng phấn đấu để vươn lên ổn định đời sống và tạo dựng mô hình kinh tế vững chắc”.

Ngoài chăn nuôi dê, anh còn đầu tư chuồng trại nuôi gần 500 con gà thả, kết hợp nuôi 7 con trâu, bò. Không những làm giàu cho bản thân, chàng trai trẻ Hà Văn Triệu còn vận động đoàn viên thanh niên trong thôn, xã chăn nuôi dê để thoát nghèo. Sau khi trừ chi phí, tổng thu nhập đạt 70 triệu đồng một năm. Thời gian tới, anh sẽ tiếp tục mở rộng đầu từ phát triển thêm đàn dê để nhân giống bán cho người dân, cùng với Hội LHTN xã Minh Tiến truyền đạt lại kinh nghiệm cho các thanh niên muốn thực hiện mô hình này...

Anh Nguyễn Đình Văn - Chủ tịch Hội LHTN xã Minh Tiến cho biết: " Hà Văn Triệu là đoàn viên thanh niên tiêu biểu trong phong trào thanh niên xung kích phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của xã. Mặc dù gia đình ở thôn đặc biệt khó khăn song anh đã biết tận dụng địa thế để phát triển chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là mô hình thanh niên tiêu biểu mà Hội LHTN xã sẽ tuyên truyền và nhân rộng tới các thôn trên địa bàn”.

Thành công của đoàn viên Hà Văn Triệu trong chăn nuôi tuy không lớn nhưng đó là thành quả của tinh thần vượt khó và sự chăm chỉ. Anh Triệu đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho nhiều đoàn viên thanh niên trong xã học tập, noi theo.

Khắc Điệp (Đài TT - TH huyện Lục Yên)

Các tin khác
Ông Lý Công Lợi (bên phải) giới thiệu vườn bưởi Khả Lĩnh của gia đình ông với cán bộ xã Yên Bình.

YBĐT - Thông qua phong trào, nhiều tấm gương NCT tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đã xuất hiện.

Anh Đỗ Trọng Lưu (bên trái) giới thiệu với lãnh đạo xã Đại Lịch  về quy trình chăn nuôi lợn khép kín của gia đình.

YBĐT - Áp dụng thành công mô hình chăn nuôi lợn khép kín, anh Đỗ Trọng Lưu ở xã Đại Lịch (Văn Chấn) đã đạt mức thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng.

Bà con dân tộc Thái ở thị xã Nghĩa Lộ sản xuất các sản phẩm mây, tre đan truyền thống.

YBĐT - Mục đích chính làm ngành hàng này trước mắt là phát triển kinh tế gia đình, sau là để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Anh Nguyễn Thành Công (bên trái) luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho những người cùng nuôi thỏ.

YBĐT - Mô hình nuôi thỏ bán công nghiệp với quy mô 2.000 con của đoàn viên Nguyễn Thành Công, thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục