Người thầy thuốc say mê nghiên cứu khoa học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/2/2017 | 1:45:30 PM

YBĐT - 20 năm qua, trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, bác sỹ chuyên khoa 1 Phan Thanh Tôn - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ luôn nỗ lực, chủ động nghiên cứu, tự học hỏi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ VII (2015 - 2016) cho bác sỹ Phan Thanh Tôn (giữa).
Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ VII (2015 - 2016) cho bác sỹ Phan Thanh Tôn (giữa).

Nhiều năm liên tục, đồng chí được UBND tỉnh Yên Bái, Bộ Y tế, Sở Y tế, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ tặng bằng khen, giấy khen. Đặc biệt, mới đây nhất, bác sỹ Phan Thanh Tôn vinh dự nhận Giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ VII (2015 - 2016).

Năm 2015, qua quá trình điều trị tại Khoa Tai - Mũi - Họng và các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, bác sỹ Tôn đã nghiên cứu Sáng kiến “Cải tiến phương pháp cầm máu, cố định hốc mũi bằng cách dùng ống nội khí quản cải tiến thay thế nhét mèche mũi trước bằng gạc kinh điển”.

Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, dùng vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, khắc phục được nhược điểm gây đau cho bệnh nhân khi làm thủ thuật, hạn chế việc theo dõi chảy máu…

Sử dụng phương pháp này, ống nội khí quản được chế tạo dùng để đặt vào khí quản có tác dụng lưu thông không khí bảo đảm hô hấp cho bệnh nhân khi bệnh nhân có chỉ định, có cấu tạo là một ống nhựa rỗng để thông khí, đầu ống có bóng chèn căng lên khi bơm để chèn cố định ống trong khí quản, bóng chèn khí quản làm bằng nhựa mềm khi bơm có thể thay đổi hình dạng hốc mũi nên có tác dụng ép vào các khe mũi, niêm mạc mũi liên tiếp với niêm mạc đường hô hấp dưới và cùng loại niêm mạc bao phủ, vì vậy sẽ không gây kích ứng niêm mạc...

Cùng năm, Sáng kiến được áp dụng thực hiện trên 18 bệnh nhân ở các khoa, độ tuổi bệnh nhân áp dụng từ 10 - 56 tuổi vào viện vì lý do chảy máu mũi do các nguyên nhân, chấn thương tháp mũi. Năm 2016, phương pháp này được áp dụng rộng rãi tại bệnh viện.

Qua theo dõi trong quá trình điều trị, đến khi bệnh nhân ra viện so sánh với nhét mèche mũi trước bằng gạc với phương pháp cầm máu, cố định hốc mũi bằng cách dùng ống nội khí quản cải tiến thay thế nhét mèche mũi trước bằng gạc kinh điển.

Bệnh nhân không có cảm giác khó chịu do phải thở bằng miệng, cảm giác đau trong và sau khi thủ thuật đã giảm, hạn chế các biến chứng sau thủ thuật…

Trước đó, nhiều đề tài của anh đã được áp dụng và cho hiệu quả rõ rệt như: Đề tài “Áp dụng phương pháp bơm thuốc tiệt căn đường dò luân nhĩ bẩm sinh bằng I.10%” năm 1998; Đề tài “Nhận xét tình hình viêm mũi xoang dị ứng và đánh giá hiệu quả điều trị bằng phương pháp đặt thuốc mũi” năm 1999 hay như Đề tài “Nhận xét hình thái lâm sàng bệnh viêm tai giữa mạn tính ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, nghiên cứu các hình thái biểu hiện của các loại viêm tai giữa nguy hiểm và không nguy hiểm” năm 2003; Đề tài “Nhận xét chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản trẻ em ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ” năm 2008….

Thùy Hương (Đài TT - TH Nghĩa Lộ)

Các tin khác
Cựu chiến binh Lê Minh Hiến phấn khởi thu hái thành quả lao động của mình.

YBĐT - Đến thăm vườn cây ăn quả của cựu chiến binh (CCB) Lê Minh Hiến, ở thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên vào trung tuần tháng 2, chúng tôi thật sự ấn tượng trước đồi cây ăn quả trên 1.000 gốc cam sành, cam V2, quýt Đường canh, bưởi... xum xuê tỏa bóng mát rượi đang vào mùa trổ hoa.

Đồng chí Trần Ngọc Liêm (người đứng) - Bí thư Đảng ủy thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên thăm mô hình trồng cà chua của gia đình ông Nguyễn Hải Âu - Bí thư Chi bộ thôn Mầu.

YBĐT - Bí thư Chi bộ thôn Mầu, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên là ông Nguyễn Hải Âu chuyên sản xuất rau an toàn từ 10 năm nay. Người dân thôn Mầu và không ít người dân thị trấn Mậu A nhắc đến vợ chồng ông là bày tỏ sự nể phục tính siêng năng, làm giàu chân chính.

YBĐT- Thôn Pín Pé, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn có 81 hộ, 525 nhân khẩu trong đó 100% là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây, trong thôn còn nhiều tập tục lạc hậu không dễ xóa bỏ, khiến đồng bào cứ mãi đói nghèo, lạc hậu. Để xây dựng cuộc sống mới, già làng Giàng A Cu đã kiên trì tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và dần thay đổi nếp nghĩ.

YBĐT - Với sự nỗ lực không ngừng của Trưởng thôn Nguyễn Long Giang và sự đồng lòng của nhân dân, trong vài năm trở lại đây, thôn Đồng Đình đã xuất hiện những mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp và chăn nuôi kết hợp cho thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục