Làm giàu từ sản xuất gạch không nung

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/12/2018 | 11:01:59 AM

YBĐT - Lựa chọn phát triển kinh tế gia đình bằng sản xuất gạch không nung từ năm 2008, cơ sở sản xuất gạch không nung của chị Nguyễn Thị Thanh ở tổ dân phố số 8, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đã thành địa chỉ tin cậy của nhiều người tiêu dùng khu vực phía Tây của tỉnh.

Sản phẩm gạch không nung của chị Nguyễn Thị Thanh có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt.
Sản phẩm gạch không nung của chị Nguyễn Thị Thanh có mẫu mã đẹp và chất lượng tốt.

Sinh ra trong một gia đình nghèo nên từ nhỏ chị Nguyễn Thị Thanh ở tổ dân phố số 8, phường Pú Trạng đã thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ. Do đó, khi lập gia đình, chị luôn trăn trở làm sao để thoát nghèo. 

Vì vậy, sau khi tham quan, tìm hiểu, đánh giá thị trường ở thị xã Nghĩa Lộ chưa có người kinh doanh gạch không nung, chị Thanh đã nghĩ nếu mình làm thì sẽ có cơ hội tốt cho đầu ra của sản phẩm.

Hơn nữa, nhận thấy người dân đang có xu hướng sử dụng gạch không nung để thay thế gạch truyền thống, năm 2008, chị Thanh vay ngân hàng 1 tỷ đồng cùng nguồn vốn gia đình tích cóp để đầu tư mua đất, san lấp mặt bằng, mua máy móc, thuê nhân công… sản xuất và kinh doanh gạch không nung. 

Khi ấy, nhiều người hoài nghi và bố mẹ thì căn dặn "làm gì cũng nên cẩn thận” nhưng chị vẫn quyết tâm thực hiện. 

Tháng 5/2008, mẻ gạch đầu tiên được hoàn thành. Ban đầu, do một số công nhân mới làm chưa có kỹ thuật nên gạch sản xuất ra không được đẹp, nhiều người tiêu dùng còn e dè khiến sản phẩm bán chậm, hàng sản xuất ra cứ chất đống… 

Trước thực tế đó, chị Thanh và chồng đã đi từng hộ, từng công trình xây dựng trên địa bàn thị xã, các xã lân cận của huyện Văn Chấn, Trạm Tấu để chào hàng, thuyết phục người tiêu dùng sử dụng. 

Đồng thời, vừa làm vừa rút kinh nghiệm rồi chị Thanh nhận được hợp đồng cung cấp gạch cho một số hộ dân trong xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ dùng để xây tường rào bao quanh nhà theo chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Nghĩa An. 

Đến nay, sản phẩm gạch không nung của chị Thanh ngoài cung cấp cho các hộ mua xây dựng còn nhận được nhiều hợp đồng cho một số công trình cơ sở hạ tầng của thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu. Hiện, mỗi ngày cơ sở sản xuất gạch của chị Thanh sản xuất 5.000 viên; giải quyết việc làm ổn định cho 8 công nhân với mức lương trung bình 6 triệu đồng/1 tháng.  

Năm 2018, do nhu cầu của gia đình cần mở rộng thị trường cung ứng, quy mô sản xuất, cơ sở sản xuất gạch không nung của chị Thanh đã được hỗ trợ gần 53 triệu đồng theo chương trình khuyến công của tỉnh. 

Từ nguồn vốn hỗ trợ, chị đã đầu tư mua thêm 1 máy sản xuất gạch không nung trị giá 110 triệu đồng. Từ khi có thêm máy móc, sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, ổn định chất lượng, lượng hàng xuất bán tăng hơn, thu nhập gia đình cũng khấm khá hơn trước.

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện nay đang có thêm nhiều xưởng gạch không nung nên đã có sự cạnh tranh lớn. Do đó, dự định thời gian tới, chị Thanh sẽ đầu tư thêm máy móc để nâng tầm chất lượng, hạ giá thành sản phẩm... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Thùy Hương - Xuân Thắng (Trung tâm TT và VH thị xã Nghĩa Lộ)

Các tin khác
Rừng kinh tế 5 năm tuổi ở thôn An Phú, xã Y Can, huyện Trấn Yên.

YBĐT - Đến xã Y Can, huyện Trấn Yên, nhắc tên ông Triệu Tiến Châu ở thôn An Phú thì bà con ai cũng dành cho ông lời ngợi khen, sự nể phục bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là người luôn giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn về vốn, giống và kỹ thuật trồng cây ăn quả, trồng rừng, phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản.

Đào Đức Thành (thứ 2 bên trái) cùng cô giáo và các bạn.

YBĐT - Đào Đức Thành - sinh viên năm thứ 3, Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái vinh dự là 1 trong 49 sinh viên tiêu biểu cả nước trong Cuộc vận động "Sinh viên Việt Nam - những câu chuyện đẹp", giai đoạn 2015 - 2018.

Bí thư Chi bộ Khu dân cư Yên Thắng (đứng giữa) trao đổi với các đảng viên trong Chi bộ.

YBĐT - Cứ có thời gian rảnh, tranh thủ cả lúc tối muộn, chẳng ngại nắng mưa, rét mướt, gần thì đi bộ, xa hơn một chút thì đi xe máy, ông Liêu lại đến tận nơi tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu và tự nguyện hiến đất làm đường. 



Chiến sỹ Đại đội 20, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hành luyện tập cứu nạn bằng thang treo cứu hộ, cứu nạn.

YBĐT - Sáng kiến "Thang treo cứu hộ, cứu nạn” của Thiếu tá Nguyễn Thanh Năm đã góp phần bổ sung trang thiết bị huấn luyện, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm cho lực lượng ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tiết kiệm thời gian, khẩn trương tiến độ, giảm sức lao động và đặc biệt là an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục