Chị Ngọc nuôi bồ câu Pháp

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2019 | 7:55:09 AM

YênBái - Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái năm 2015 nhưng chị Lê Thị Ngọc ở thôn Làng Quyên, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình lại chuyển hướng sang phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp.

Chị Lê Thị Ngọc (bên trái) giới thiệu về cách nuôi chim bồ câu Pháp với Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vũ Linh.
Chị Lê Thị Ngọc (bên trái) giới thiệu về cách nuôi chim bồ câu Pháp với Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Vũ Linh.

Từ nguồn vốn tích góp của gia đình cộng với vay mượn, năm 2016 chị Ngọc đầu tư làm chuồng, mua 50 đôi bồ câu Pháp về nuôi thử nghiệm. Chưa có kinh nghiệm lại mua phải nguồn giống trôi nổi, nên 50 đôi chim bồ câu Pháp của chị Ngọc chết dần. 

Thất bại, nhưng chị không nản chí và năm 2017 Ngọc mạnh dạn vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư chuồng trại, mua 200 đôi chim giống tại một cơ sở chăn nuôi chim bồ câu Pháp có uy tín ở tỉnh Phú Thọ về nuôi. 

Khu chuồng trại để nuôi chim bồ câu Pháp được chị thiết kế khá quy mô và khoa học thành từng dãy, từng ngăn nuôi theo từng loại, từng độ tuổi như lồng có giá cho chim mái đẻ trứng, ấp trứng, máng ăn nước uống đảm bảo sạch sẽ, được đặt trên các trụ cách nền chuồng khoảng 50 - 60 cm. Chuồng nuôi thông thoáng, có đủ ánh sáng, có mái che, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. 

Chị Ngọc chia sẻ: "Tôi nhận thấy chim bồ câu Pháp dễ nuôi nếu ta hiểu rõ đặc tính của nó. Đây là loài chim phát triển nhanh, mỗi năm có thể đẻ từ 8 - 10 lứa. Quan trọng nhất là khâu chọn con giống, nên khi chọn tôi thường chọn những con có lông bụng dày mượt, không có dị tật, lanh lợi, lông một màu đen hoặc trắng. Chim được chọn làm chim hậu bị sẽ được tiêm vacxin đầy đủ, thức ăn 60% ngô hạt + 40% cám công nghiệp. Mỗi ngày cho chim ăn 3 lần vào các khung giờ cố định 8 giờ, 12 giờ và 17 giờ với lượng thức ăn 60 - 80g/đôi/ngày. Chim ở thời kỳ sinh sản thì có thể bổ sung thêm vitamin và men tiêu hoá”. 

Để tỷ lệ chim nở cao, năm 2018 chị Ngọc đầu tư máy ấp công nghiệp. Trong quá trình ấp, chị cho bồ câu ấp trứng giả để chim chuẩn bị nuôi con. Sau 19 ngày, trứng nở được đưa vào cho chim bố mẹ nuôi. Thực tế, sau 13 - 15 ngày ấp trứng giả, chị đã tráo đổi con của đôi nở trước cho đôi khác nuôi với số lượng 2 - 3 chim con/cặp chim bố mẹ. Mục đích là để chim giảm thời gian ấp trứng, quay lại vừa nuôi con vừa đẻ sớm nhất. 

Chim bồ câu tại trại của chị Lê Thị Ngọc được xuất bán theo nhu cầu của khách hàng: chim thịt  từ 25 - 30 ngày tuổi có giá 120.000 đồng/đôi; chim giống 45 - 60 ngày tuổi thì có giá 200 - 250.000 đồng/đôi; nếu chim đã được thuần, ghép đôi chính xác trống - mái thời gian nuôi ở trại 6 - 8 tháng thì có giá 500-700.000 đồng/đôi. 

Hiện, khách hàng của Ngọc hầu hết là các nhà hàng, quán ăn, các hộ có nhu cầu nuôi chim bồ câu tìm đến tận nhà để đặt hàng và có lúc không đủ cho đơn hàng của khách. Tích lũy tiền bán chim bồ câu, chị Ngọc tiếp tục mở rộng chuồng trại, tăng đàn với 800 cặp chim bố mẹ, mang lại nguồn thu trên 15 triệu đồng/tháng. Từ thành công bước đầu, chị Ngọc dự định thời gian tới, chị sẽ hướng tới nuôi với quy mô nuôi tổng đàn 1.000 cặp chim bồ câu sinh sản. 

Từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của chị Lê Thị Ngọc, nhiều chị em hội viên phụ nữ ở xã Vũ Linh đã tìm đến thăm quan, học hỏi. Chị Ngọc cho biết thêm: "Tôi sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như con giống cho các chị em muốn nuôi chim bồ câu Pháp để cùng nhau phát triển kinh tế. Hiện đã có 2 hộ hội viên phụ nữ của xã đến học hỏi và mua con giống về nuôi, bước đầu đã có hiệu quả”. Đây sẽ là hướng đi mới để chị em có thêm thu nhập, góp phần giải quyết việc làm, thu nhập ở nông thôn đang còn nhiều khó khăn. 

Minh Huyền

Các tin khác
Các thành viên trong Tổ hợp tác Dược liệu Develop, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên kiểm tra chất lượng cây dược liệu.

Nhận thấy địa phương có tiềm năng đất rừng rộng lớn, phù với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây dược liệu, năm 2017, thông qua việc tìm hiểu các loại tài liệu, sách báo và tham quan một số mô hình trồng cây dược liệu trong và ngoài tỉnh, anh Phạm Văn Tiến ở thôn 6, xã Đào Thịnh, huyện Trấn đã đưa vào trồng thử nghiệm cây lá khôi (khôi nhung).

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình anh Thào A Phổng đã có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Từ chỗ nghèo khó, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mấy năm gần đây anh Thào A Phổng ở thôn Hua Khắt, xã Nậm Khắt (Mù Cang Chải) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Vợ chồng Giàng A Dê – Vàng Thị Lỳ chia sẻ cùng PV

Đến La Pán Tẩn, Mù Cang Chải (Yên Bái) chúng tôi gặp vợ chồng Giàng A Dê, người đã vượt khó để xây dựng “Hello Mù Cang Chải” - mô hình du lịch cộng đồng (homestay) hoạt động có hiệu quả. Những hoạt động homestay đã đánh thức tiềm năng du lịch to lớn nơi đây, hiện thực hóa “giấc mơ” Mù Cang Chải trở thành trung tâm du lịch vùng Tây Bắc.

Anh Ngô Thành Đông kiểm tra sự phát triển của cây chanh tứ thời.

Ở xã Đông An, huyện Văn Yên, cái tên Ngô Thành Đông hầu như ai cũng biết, bởi anh không chỉ là người có nhiều rừng, nhiều cây ăn quả nhất vùng này mà còn là Giám đốc Doanh nghiệp Đông Yến làm ăn hiệu quả, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Không dừng lại với những gì đã có, "vua rừng” -biệt danh mọi người đặt cho Đông còn ấp ủ xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ khép kín để đưa nông sản sạch đến người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục