Hướng tới Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X - năm 2020

Nông dân Yên Bái thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/8/2020 | 8:01:23 AM

YênBái - Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” (SXKDG) của Hội Nông dân (HND) tỉnh Yên Bái ngày càng được nâng lên cả về chất và lượng. Bình quân hàng năm có từ 60 - 80 nghìn hộ hội viên nông dân (HVND) đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu nông dân SXKDG.

Mô hình trồng bưởi da xanh của gia đình anh Hà Đình Giáp, thôn Yên Ninh, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên có thu nhập trên 200 triệu đồng từ vườn bưởi.
Mô hình trồng bưởi da xanh của gia đình anh Hà Đình Giáp, thôn Yên Ninh, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên có thu nhập trên 200 triệu đồng từ vườn bưởi.

Xác định "Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là phong trào trọng tâm, nòng cốt của Hội, những năm qua, HND tỉnh đã tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp hỗ trợ giống, vốn, khoa học kỹ thuật (KHKT) cho HVND tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống. 

Thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ, các cấp HND trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân và tổ chức hỗ trợ vốn cho nông dân, đến nay nguồn vốn của Quỹ đạt trên 17 tỷ đồng. Các cấp Hội cũng tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho 5.719 hộ vay gần 356 tỷ đồng; ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội cho gần 23.000 hộ vay trên 824 tỷ đồng. 

Công tác đào tạo nghề cũng được quan tâm, thực hiện Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ, 5 năm qua, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức 390 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 12.000 lượt HVND. 

Ngoài ra, còn phối hợp với các doanh nghiệp, công ty cung ứng trên 11.000 tấn vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... cho nông dân vay theo phương thức trả chậm; phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể mở trên 5.000 lớp tập huấn giúp nông dân nắm bắt thông tin về thị trường, khoa học kỹ thuật (KHKT) để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh. 

Qua phong trào thi đua từ năm 2015 đến nay, bình quân hàng năm có từ 60 - 80 nghìn hộ HVND đăng ký đạt danh hiệu nông dân SXKDG, qua bình xét có trên 50% số hộ nông dân đạt danh hiệu hộ SXKDG các cấp. 

Đây là những hạt nhân tiên phong dám nghĩ, dám làm, dám chuyển đổi sản xuất, ứng dụng KHKT vào sản xuất, chế biến, nhất là ở vùng chuyên canh ngô trên đất đồi, vùng trồng cây sơn tra tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; vùng trồng cây ăn quả có múi tại huyện Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn; vùng trồng dâu nuôi tằm, trồng tre Bát độ tại huyện Trấn Yên; vùng trồng quế tại huyện Văn Yên... 

Hay các mô hình điển hình: sản xuất lúa chất lượng cao, trồng ngô tím, cà chua, súp lơ xanh, nấm, ớt, cỏ ngọt, dưa lê, thanh long, mướp đắng tại thị xã Nghĩa Lộ; trồng lúa nếp 87, lúa tẻ đỏ, nuôi lợn thương phẩm, sâm Hoàng Shin Cô tại huyện Trạm Tấu; trồng lê, trồng hoa hồng ở Mù Cang Chải; nuôi vịt bầu, cá bỗng, gà đồi tại huyện Lục Yên... 

Ngày càng xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, trong đó có hộ ông Ngô Thành Đông ở Chi hội thôn Đức An, xã Đông An, huyện Văn Yên phát triển đồi rừng, trồng cây ăn quả và sản xuất tinh dầu quế cho thu nhập đạt 3 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 120 lao động với mức thu 5 triệu đồng/tháng; hộ bà Nguyễn Thị Hiền, Chi hội Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên với mô hình trồng cam Vinh và chăn nuôi... 

Phong trào cũng đã thúc đẩy và tạo đà trong việc thành lập các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả SXKD. Đến nay, toàn tỉnh có 443 HTX nông, lâm, ngư nghiệp với 26.780 thành viên và 3.140 THT với 18.800 thành viên. Trong đó, Hội Nông dân thành lập và xây dựng 22 HTX, 274 THT với vai trò đi đầu của các hộ nông dân SXKDG trong tỉnh. 

Có thể khẳng định, phong trào "Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã trở thành động lực, kích thích, động viên nông dân thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người nông dân - đây cũng là động lực để Hội Nông dân tỉnh tiếp tục thực hiện tốt phong trào này trong giai đoạn tiếp theo.

Minh Huyền

Tags Đại hội thi đua nông dân Yên Bái hội viên nông dân

Các tin khác
Bí thư Tỉnh đoàn Đoàn Thị Thanh Tâm (thứ 2, bên trái) tham quan Hợp tác xã Thanh niên Lâm Thượng của đoàn viên Phạm Hải Chiều tại xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên.

Trước năm 2016, Yên Bái chỉ có trên 600 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, nhưng tới nay đã có khoảng trên 1.100 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ. Trong đó có 158 tổ hợp tác, 32 hợp tác xã và 27 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ.

Mô hình chăn nuôi trâu bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao của HTX Dịch vụ tổng hợp Thiên An.

Tháng 7/2019, anh Hoàng Văn Liêm cùng với 9 hộ thành viên khác đứng ra thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp Thiên An với ngành nghề kinh doanh chính là chăn nuôi trâu, bò thương phẩm. Sau nhiều lần lỡ hẹn, chúng tôi cũng gặp được “Giám đốc nuôi trâu” Hoàng Văn Liêm có tiếng ở xã Xuân Lai, huyện Yên Bình.

Anh Giàng A Tồng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lao Chải (thứ 2, phải sang), xuống cơ sở vận động nhân dân trồng cây, vệ sinh đường bê tông trong xã.

Không phải ngẫu nhiên mà bà con dân bản Cồ Dề Sang A và bản Cồ Dề Sang B, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải tôn vinh anh là “người cán bộ hết mình vì dân”. Nhờ có cán bộ biết nối lòng dân, con đường bản Cồ Dề Sang A nối với bản Cồ Dề Sang B đi ra quốc lộ 32 được bê tông hóa giúp bà con đi lại đỡ khổ.

Định kỳ hàng tháng, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh kiểm tra trọng lượng cá để điều chỉnh kỹ thuật nuôi hiệu quả.

Đến thăm trang trại thủy sản của bà Nguyễn Thị Hồng Thanh, thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô và cách vận hành khá hiện đại của một mô hình nuôi cá thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục