Chủ nhiệm 9X nâng tầm cây quế Đại Sơn

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/8/2022 | 7:40:36 AM

YênBái - Sinh năm 1992 trên vùng đất quế Đại Sơn, huyện Văn Yên, Lý Hai hiện là Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Bình An Coop chuyên thu mua và sơ chế vỏ quế. Trong giai đoạn chuyển từ hình thức hoạt động kiểu cũ sang hoạt động theo Luật HTX 2012, HTX đã có cách làm, hướng đi hoàn toàn mới.

Mô hình Hợp tác xã Bình An Coop, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên do thanh niên làm chủ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình Hợp tác xã Bình An Coop, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên do thanh niên làm chủ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thành lập năm 2020, HTX Bình An Coop (thôn Làng Mới, xã Đại Sơn) hiện có 16 thành viên, vốn điều lệ gần 3 tỷ đồng. Với quy mô nhà xưởng sản xuất rộng 5.000 m2, đa số các thành viên HTX đều đang trong độ tuổi thanh niên. 

Tuy còn rất non trẻ nhưng ngay sau khi thành lập, HTX lập tức đi vào hoạt động có hiệu quả. Tất cả các thành viên HTX đều là những thanh niên sinh sống trên địa bàn, cùng tham gia mô hình sản xuất, tâm huyết, gắn bó, hiểu rõ về cây quế. 

Đặc biệt, Lý Hai - Chủ nhiệm HTX Bình An Coop là một người trẻ mạnh dạn, có hoài bão. Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Lý Hai trở về quê hương với những kiến thức đã thu nạp được, từng bước tự mày mò, tìm hiểu, anh chủ động tập hợp các thành viên HTX cùng nhau chia sẻ, lên kế hoạch xây dựng và thực hiện mô hình HTX Bình An Coop. 

Lý Hai chia sẻ: "Sinh ra và lớn lên cùng cây quế, tôi tin tưởng cây quế có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định; thậm chí, giúp những thanh niên trẻ như chúng tôi vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Sau nhiều năm gắn bó, với mong muốn mở rộng quy mô, tìm kiếm những thị trường tiềm năng tiêu thụ, tôi mạnh dạn thành lập HTX Bình An Coop. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 150 tấn vỏ quế tươi, thu về 4,5 - 5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cho thu về 500 - 700 triệu đồng/năm. Đồng thời, tạo việc làm, thu nhập cho khoảng 15 lao động thường xuyên, 5 lao động thời vụ, với mức lương trung bình 5 - 7 triệu đồng/người/tháng”. 

Để phát triển các sản phẩm từ vỏ quế, Lý Hai cùng các thành viên trong HTX tự tìm kiếm, tra cứu thông tin, ứng dụng đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử… Mô hình kinh doanh của HTX ngày càng phát triển và nhanh chóng được biết đến, tạo thành hệ sinh thái khép kín từ nguồn nguyên liệu cho tới sản xuất, chế biến tại địa phương. 

Với quyết tâm học tập, sự sáng tạo và sức trẻ, các thành viên HTX Bình An Coop cũng cho ra 2 sản phẩm là: Thiên sơn ngọc quế - Quế bột; Thiên sơn ngọc quế - Quế táo được UBND tỉnh cấp chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021. 

Những năm gần đây, số lượng HTX do thanh niên làm chủ ngày càng tăng và hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Những giám đốc 8X, 9X mạnh dạn đi đầu đổi mới trong lãnh đạo, điều hành đã thổi một luồng gió mới đầy năng lượng và sinh khí vào khu vực kinh tế tập thể. 

Thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, tiên phong áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Lợi thế của người trẻ là có kiến thức, được đào tạo bài bản, biết cách nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng. 

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 thì thanh niên luôn tiên phong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, nhất là đối với các HTX do thanh niên làm chủ, thời gian tới, cá nhân Chủ nhiệm HTX Bình An Coop nói riêng và các HTX do thanh niên làm chủ nói chung, mong muốn các cấp bộ Đoàn tiếp tục quan tâm, tích cực tuyên truyền, chia sẻ, tạo điều kiện, hỗ trợ vốn và kêu gọi nguồn vốn đầu tư, ủy thác với hệ thống ngân hàng để đoàn viên thanh niên vươn lên trong phát triển kinh tế; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xúc tiến thương mại; tạo điều kiện để các bạn trẻ phát huy thế mạnh của kinh tế tập thể, lập thân, lập nghiệp…

Mai Linh

Tags Chủ nhiệm Hợp tác xã cây quế Đại Sơn Văn Yên

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục