Người thổi hồn cho tre

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/8/2024 | 7:50:08 AM

YênBái - Là một người trẻ tràn đầy tình yêu văn hóa dân tộc, thiên nhiên, cảnh sắc, con người vùng Tây Bắc, yêu nước, yêu lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, anh Nguyễn Trung Biên ở thôn Bình Lục, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đã biến tất cả lòng biết ơn, tình yêu, tự hào của mình thành những mô hình tiểu cảnh sáng tạo từ cây tre.

Anh Nguyễn Trung Biên kiểm tra lại mô hình tiểu cảnh ống tre “Nét đẹp văn hóa các dân tộc vùng cao Tây Bắc” trước khi giao cho khách hàng.
Anh Nguyễn Trung Biên kiểm tra lại mô hình tiểu cảnh ống tre “Nét đẹp văn hóa các dân tộc vùng cao Tây Bắc” trước khi giao cho khách hàng.

Một chiều cuối tuần, đang dở tay cùng anh em thợ làm mô hình tiểu cảnh "Nét đẹp văn hóa các dân tộc vùng cao Tây Bắc”, thấy chúng tôi đến, anh vội buông công việc tươi cười vào câu chuyện với khách. 

Sau khi học xong cấp 3, anh học nghề cơ khí. Sau làm thuê cho các xưởng cơ khí trên địa bàn thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình, đến năm 2011, anh tự mở xưởng cơ khí tại xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình. 

Khi được hỏi cơ duyên nào đưa anh đến với nghề làm tiểu cảnh ống tre, anh Biên bộc bạch: "Tình cờ một lần lên mạng, tôi thấy các mô hình tiểu cảnh rất sinh động mà thị trường Yên Bái nói riêng cả nước nói chung rất ít người làm. Thêm vào đó, từ nhỏ, tôi đã yêu thích lịch sử, thích tìm hiểu lịch sử của dân tộc Việt Nam, lớn lên được đi khắp vùng cao Tây Bắc, tôi càng thêm yêu đất nước, con người Yên Bái, Tây Bắc, Việt Nam mình. Vì vậy, tôi quyết định dừng xưởng cơ khí chuyển về nghiên cứu làm tiểu cảnh từ ống tre để bán, vừa được vận dụng kiến thức cơ khí đã tích lũy vừa được thỏa niềm đam mê với văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử Việt Nam”. 

Tre là loại cây gần gũi với người Việt Nam, vật liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ. Các mô hình tiểu cảnh anh Biên làmcó  nội dung tái hiện cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc như: cấy lúa, giã gạo, dệt vải, các hình ảnh quen thuộc như cọn nước, ruộng bậc thang hay hình ảnh Lăng Bác Hồ, trận "Điện Biên Phủ trên không”, trận Bạch Đằng… 

Tùy vào kích thước và yêu cầu của khách hàng, mỗi sản phẩm có giá bán từ 600 - 700 nghìn đồng đến 40 - 50 triệu đồng. Lúc đầu, anh chủ yếu bán qua mạng xã hội Youtube và TikTok. "Tiếng lành đồn xa", nhiều người từ khắp các địa phương trên cả nước biết đến chủ động liên hệ đặt hàng. Đến nay, mỗi tháng, từ việc bán tiểu cảnh ống tre, anh thu về trên 100 triệu đồng. 


Mô hình trận "Điện Biên Phủ trên không” của anh Nguyễn Trung Biên.

Để giới thiệu chi tiết thêm về sản phẩm cũng như giải thích lý do vì sao mô hình tiểu cảnh tre lại có giá trị đến vậy, anh Biên liền khởi động điện một mô hình đã hoàn thiện đang chờ giao cho khách để tôi "mục sở thị". Điện vừa bật, tiếng nhạc vang lên, lời ca, điệu nhạc Tây Bắc du dương, bên cọn nước quay những mô hình người từ ống tre đang đứng im bỗng hoạt động đồng loạt, cuốc đất, cấy lúa, giã gạo…

Cũng như vậy, các mô hình tiểu cảnh ống tre khác đều được trang bị thêm hệ thống điện, âm thanh, ánh sáng đẹp mắt. Là một trong 3 lao động làm việc tại xưởng sản xuất của anh Biên, em Vũ Huỳnh Đức ở xã Xuân Long, huyện Yên Bình cho biết: "Em gắn bó với anh Biên từ xưởng cơ khí ở xã Cảm Nhân. Anh Biên luôn chỉ bảo tận tình em và mọi người trong công việc cũng như trong cuộc sống. Em cảm thấy rất biết ơn anh Biên vì đã tạo điều kiện giúp em và 2 bạn khác làm một công việc vừa ý nghĩa vừa đem lại thu nhập cao 10 triệu đồng/tháng, ổn định như này”. 

Bằng bàn tay khéo léo, những tác phẩm của anh Nguyễn Trung Biên đã góp phần lan tỏa tình yêu nước đến mọi người, mọi miền. 

Lê Thương

Tags Thành phố Yên Bái cây tre tiểu cảnh

Các tin khác
Nghệ nhân ưu tú Mai Thị Hồng Chắn (thứ 2, phải sang) say sưa với điệu hát khắp Coọi của quê hương.

Chị Mai Thị Hồng Chắn là người con của mảnh đất Mường Lai anh hùng, xây dựng gia đình rồi chuyển về sinh sống tại thôn 6, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên. Một giọng ca trời phú cộng với niềm đam mê khắp Coọi đã giúp chị trở thành một trong những người hát khắp hay nhất ở vùng đất này. Nhiều giải thưởng cao cùng quá trình cống hiến, chị được công nhận là Nghệ nhân ưu tú thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian vào năm 2022.

Kiều Trang và nhóm học viên lớp chữa nói ngọng của cô.

“Niềm hạnh phúc vô bờ bến của tôi chính là khi giúp cho các bạn nhỏ, các học viên "nhí" sửa được nói ngọng, giọng địa phương để có thể nói đúng, nói chuẩn, nói hay và tự tin hơn trong giao tiếp” - Nguyễn Kiều Trang chia sẻ đầy tâm huyết khi chúng tôi đến thăm trung tâm chữa ngọng cho trẻ do chính cô thành lập. Cơ duyên này cũng là một ngã rẽ không ngờ tới...

Anh Hà Đình Thao, Bí thư Đoàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (người thứ 2, trái sang) cùng các đoàn viên trong xã đưa thông tin lên mạng, kết nối cộng đồng để sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

"Thủ lĩnh" Đoàn Hà Đình Thao đã và đang lan tỏa tinh thần sống đẹp vì cộng đồng qua hành trình "kết nối yêu thương" từ mạng xã hội thiết thực giúp đỡ hàng chục hoàn cảnh khó khăn, mảnh đời bất hạnh, động viên học sinh nghèo vươn lên viết tiếp ước mơ.

Khang A Tủa đang tiếp tục thay đổi tư duy, cách làm, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Mông Mù Cang Chải với Dự án Ná nả: Mùa gì mua nấy.

Câu chuyện về những người trẻ thành công với ước mơ, hoài bão của mình luôn là niềm cảm hứng mạnh mẽ cho những người trẻ khác, đặc biệt là những thanh niên dân tộc thiểu số - nơi mà khó khăn chồng chất khó khăn như sự nối tiếp, điệp trùng tới ngút ngàn của núi, của rừng già ở nơi họ sinh sống. Nhưng một khi họ vượt qua được khó khăn ấy, câu chuyện của họ sẽ lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực để cộng đồng học tập, noi theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục