Sùng A Dê phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/8/2024 | 6:04:12 PM

YênBái - Phát huy phẩm chất "bộ đội Cụ Hồ", anh Sùng A Dê - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Suối Bu, huyện Văn Chấn là người đã tiên phong đưa cây tre măng Bát Độ vào làm giàu cho gia đình và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế giúp bà con thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương.

Suối Bu là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, tỷ lệ hộ nghèo trên 42,6%. Với trăn trở làm sao để giúp người dân thoát nghèo, năm 2010 sau khi xuất ngũ trở về địa phương, anh Dê đã quyết tâm tìm ra hướng đi mới giúp bà con thoát nghèo. Anh đã bỏ nhiều thời gian tìm hiểu kỹ thuật trồng chăm sóc tre măng Bát độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên rồi mua 200 cây giống về trồng thử nghiệm tại thôn Ba Cầu, xã Suối Bu. 

Nhờ kỹ thuật được học hỏi, cây lại hợp thổ nhưỡng nên những gốc tre Bát độ của anh Dê đã sinh trưởng phát triển nhanh, đem lại những lứa măng đầu tiên bán với giá 5.500 đồng/kg măng tươi.

Anh Sùng A Dê chia sẻ về kỹ thuật trồng và thu hoạch măng tre Bát độ của gia đình.

Từ thành công ban đầu, Sùng A Dê đã mạnh dạn tham mưu với Đảng ủy, UBND xã cho thành lập Tổ hợp tác trồng tre măng Bát Độ. Lúc mới thành lập, Tổ hợp tác có 6 thành viên, anh Dê làm chủ nhiệm rồi vận động bà con cùng tham gia trồng tre. 

Thời gian đầu, bà con còn nghi ngại song với sự chân thành và kiên trì, anh Dê đã vận động, thuyết phục người dân bằng chính mô hình của gia đình. Nhìn những khóm tre xanh chi chít măng, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đăng ký trồng theo.

Hiện không chỉ 100 hộ ở Ba Cầu trồng tre măng Bát độ mà ở thôn Bu Cao của xã cũng đã có 30 hộ cùng trồng, với tổng diện tích khoảng 35ha. Năm 2023, 5ha tre măng đã cho thu khoảng 20 tấn, đem lại giá trị kinh tế trên 100 triệu đồng. Dự tính vụ măng năm nay, toàn xã sẽ thu khoảng 30 tấn với tổng thu trên 150 triệu đồng. Hiệu quả từ cây tre măng Bát độ khiến người dân rất phấn khởi, có thêm động lực để chăm sóc và mở rộng diện tích.


Hiện toàn xã Suối Bu đã có 30 hộ cùng trồng, với tổng diện tích khoảng 35ha, đem lại thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Đưa giống tre măng Bát độ về trồng tại Suối Bu,  người lính Cụ Hồ Sùng A Dê đã không chỉ đem lại nguồn thu cho gia đình mà còn góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Chỉ tính năm 2023 đã có 8 hộ dân trong xã thoát nghèo và cận nghèo nhờ trồng cây tre măng Bát độ theo mô hình của anh Dê.

Với phẩm chất xung kích đi đầu của người lính, những việc làm thiết thực của  cựu chiến binh Sùng A Dê không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình mà còn giúp người dân trong xã có hướng đi mới, thu nhập cao hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế địa phương ngày một phát triển. 

Minh Huyền - Mạnh Cường

Tags Sùng A Dê Bộ đội Cụ Hồ tre măng Suối Bu

Các tin khác
Anh Nguyễn Trung Biên kiểm tra lại mô hình tiểu cảnh ống tre “Nét đẹp văn hóa các dân tộc vùng cao Tây Bắc” trước khi giao cho khách hàng.

Là một người trẻ tràn đầy tình yêu văn hóa dân tộc, thiên nhiên, cảnh sắc, con người vùng Tây Bắc, yêu nước, yêu lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, anh Nguyễn Trung Biên ở thôn Bình Lục, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái đã biến tất cả lòng biết ơn, tình yêu, tự hào của mình thành những mô hình tiểu cảnh sáng tạo từ cây tre.

Nghệ nhân ưu tú Mai Thị Hồng Chắn (thứ 2, phải sang) say sưa với điệu hát khắp Coọi của quê hương.

Chị Mai Thị Hồng Chắn là người con của mảnh đất Mường Lai anh hùng, xây dựng gia đình rồi chuyển về sinh sống tại thôn 6, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên. Một giọng ca trời phú cộng với niềm đam mê khắp Coọi đã giúp chị trở thành một trong những người hát khắp hay nhất ở vùng đất này. Nhiều giải thưởng cao cùng quá trình cống hiến, chị được công nhận là Nghệ nhân ưu tú thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian vào năm 2022.

Kiều Trang và nhóm học viên lớp chữa nói ngọng của cô.

“Niềm hạnh phúc vô bờ bến của tôi chính là khi giúp cho các bạn nhỏ, các học viên "nhí" sửa được nói ngọng, giọng địa phương để có thể nói đúng, nói chuẩn, nói hay và tự tin hơn trong giao tiếp” - Nguyễn Kiều Trang chia sẻ đầy tâm huyết khi chúng tôi đến thăm trung tâm chữa ngọng cho trẻ do chính cô thành lập. Cơ duyên này cũng là một ngã rẽ không ngờ tới...

Anh Hà Đình Thao, Bí thư Đoàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (người thứ 2, trái sang) cùng các đoàn viên trong xã đưa thông tin lên mạng, kết nối cộng đồng để sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

"Thủ lĩnh" Đoàn Hà Đình Thao đã và đang lan tỏa tinh thần sống đẹp vì cộng đồng qua hành trình "kết nối yêu thương" từ mạng xã hội thiết thực giúp đỡ hàng chục hoàn cảnh khó khăn, mảnh đời bất hạnh, động viên học sinh nghèo vươn lên viết tiếp ước mơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục