Bước tiến mới của Nam Phú Hưng
- Cập nhật: Thứ năm, 16/8/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Với hướng đi và phương châm kinh doanh đúng,doanh nghiệp tư nhân Nam Phú Hưng, thôn Cường Bắc, xã Nam Cường (TP Yên Bái) đã từng bước vươn lên, sản lượng sản xuất tăng dần, mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong năm 2006, doanh nghiệp sơ chế gần 700m3 gỗ bao bì xuất khẩu, 100m3 gỗ mộc xây dựng, mộc dân dụng, đạt doanh thu 1,3 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 117 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2007, doanh nghiệp sơ chế trên 300m3 gỗ bao bì xuất khẩu, sản xuất chế biến gần 60m3 gỗ mộc xây dựng và đồ mộc dân dụng, doanh thu đạt trên 600 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước 50 triệu đồng.
|
Được thành lập từ tháng 3/2006 với số vốn pháp định 500 triệu đồng, Doanh nghiệp tư nhân Nam Phú Hưng (thôn Cường Bắc, xã Nam Cường) chuyên sản xuất, chế biến lâm sản, mộc dân dụng, mộc xây dựng và dịch vụ thương mại. Tiếp chuyện chúng tôi, ông Vũ Văn Hưng - Chủ doanh nghiệp tâm sự: “Khi mới thành lập, doanh nghiệp chỉ có 8 công nhân, số vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng thì đã gần 50% chi trả tiền mua đất nên vốn xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị còn hạn chế. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, cộng với việc xác định Yên Bái có phong trào trồng rừng phát triển, vùng nguyên liệu cho sản xuất tương đối ổn định, lại thêm kinh nghiệm tích luỹ được của nhiều năm làm trong ngành lâm nghiệp nên mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm áp dụng phương châm lấy ngắn nuôi dài, từng bước tái đầu tư phát triển doanh nghiệp”.
Ban đầu, doanh nghiệp chỉ thu mua gỗ rừng trồng trên địa bàn thành phố thì nay đã mở rộng sang hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Từ chỗ nhận chế biến, sản xuất tất cả các sản phẩm liên quan đến lâm sản, doanh nghiệp đi vào sản xuất chuyên một số loại sản phẩm như: sơ chế gỗ bao bì xuất khẩu, chế biến các sản phẩm, sản xuất đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng và tạo việc làm cho 20 lao động địa phương với thu nhập bình quân 1.100.000 đồng/người/tháng.
Với hướng đi và phương châm kinh doanh đúng, Nam Phú Hưng đã từng bước vươn lên, sản lượng sản xuất tăng dần, mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong năm 2006, doanh nghiệp sơ chế gần 700m3 gỗ bao bì xuất khẩu, 100m3 gỗ mộc xây dựng, mộc dân dụng, đạt doanh thu 1,3 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 117 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2007, doanh nghiệp sơ chế trên 300m3 gỗ bao bì xuất khẩu, sản xuất chế biến gần 60m3 gỗ mộc xây dựng và đồ mộc dân dụng, doanh thu đạt trên 600 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước 50 triệu đồng.
Sản xuất phát triển, có điều kiện tích lũy, Nam Phú Hưng đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua sắm thêm các máy, thiết bị, mở rộng nhà xưởng. Đến nay, doanh nghiệp đã có 2 khu nhà xưởng rộng rãi với đủ các loại máy lớn nhỏ, đủ khả năng mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Chủ doanh nghiệp Nam Phú Hưng cho chúng tôi biết thêm: “Mặc dù hiện nay đang gặp một số khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu nhưng doanh nghiệp đã có kế hoạch khai thác triệt để vùng nguyên liệu đã tạo được, đồng thời mở rộng thu mua nguyên liệu sang các vùng khác ngoài tỉnh để đảm bảo sản xuất. Đồng thời cũng đã xây dựng và triển khai phương án chuyển hướng sản xuất sang chế biến sản phẩm tinh, tiến tới xuất khẩu trực tiếp chứ không dừng lại ở việc sơ chế, xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp khác. Trong tháng 9/2007, chúng tôi sẽ đầu tư xây dựng lò sấy gỗ để có thể hoàn thiện toàn bộ các khâu sản xuất gỗ bao bì xuất khẩu”.
Hiện Doanh nghiệp tư nhân Nam Phú Hưng là một trong số không nhiều các doanh nghiệp mở rộng được quy mô sản xuất và đang dần tự khẳng định vị trí, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển của thành phố.
Tiến Bình
Các tin khác
YBĐT - Vẫn giữ được nếp nhà sàn truyền thống của người Thái và người chủ của ngôi nhà ấy hết sức mạnh dạn trong cách nghĩ cách làm. Anh là Sa Quang Huy dân tộc Thái ở thôn Ba Khe 2, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Với việc nuôi ba ba, nuôi hươu và trồng rừng kinh tế, gia đình anh đã trở thành hộ làm ăn giỏi và có kinh tế khá giả ở xã vùng cao Cát Thịnh còn nhiều khó khăn này.
YBĐT - Đó là khẳng định của bà con người Thái Mường Lò đối với ông Lò Văn Tâm ở bản Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái).
YBĐT - Cơn mưa đầu mùa vẫn dai dẳng đổ xuống. Những tán bàng xanh chao đi chao lại trong gió bão che lấp những bóng đèn cao áp làm cho đường phố như đã về khuya. Trên đường phố lúc ấy có một người cầm ô dáng chậm rãi nhưng bước đi có vẻ chắc chắn và thận trọng. Người ta nhận ra ngay người đang đi dưới tán ô chao đảo dưới lòng đường kia là ông Bí thư chi bộ đường phố Nguyễn Đức Tùy.
YBĐT - Vượt lên thương tật để chiến thắng đói nghèo, trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương là quyết tâm và nghị lực của người thương binh hạng 2/4 Nguyễn Minh Sang, thôn Cao 1 xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái).