Anh Thụ giàu lên từ kinh tế vườn rừng
- Cập nhật: Thứ tư, 22/8/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Sinh ra trong một gia đình người Dao nghèo ở xã Động Quan, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Anh Lý Văn Thụ đã trải qua đói khổ và phải tự lập rất sớm để kiếm sống. Trăn trở trước cái đói, cái nghèo, anh bàn với gia đình tìm đất khai hoang ruộng để trồng lúa. Sau nhiều năm kiên trì, đến nay gia đình anh trở thành một trong những gia đình người Dao tiêu biểu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương vượt khó, biết làm giàu từ nghề trồng rừng.
Có được cuộc sống tạm ổn định, năm 1992 anh quyết định chuyển hướng sang trồng rừng. Phát huy tiềm năng thế mạnh của gò đồi, mỗi năm cơ ngơi của gia đình càng được mở rộng. Đến nay, anh có hơn 10 hecta rừng trồng, bao gồm hơn 2 vạn cây keo và 1 vạn cây quế. Không dừng lại ở đó năm 2003 anh liên kết với một số gia đình trong thôn mở vườn ươm tại nhà, một phần phục vụ cho trồng rừng của nhà, còn lại anh bán cho bà con cùng trồng. Cuối năm 2006, anh cho khai thác 2 hecta rừng bồ đề bán được hơn 100 triệu, trừ mọi chi phí anh còn được trên 40 triệu đồng, đầu năm nay khi tỉa thưa rừng quế quanh nhà, gia đình còn thu được về 20 triệu đồng từ tiền bán quế tươi. Từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giờ đây anh được xem như là một triệu phú rừng ở xã Động Quan.
Từ năm 1991 đến nay, anh được bầu làm trưởng thôn. Trên cương vị của mình, trong những lần họp thôn, bản, anh chủ động hướng dẫn phổ biến cho bà con những kinh nghiệm hay, cách làm mới trong phát triển kinh tế hộ, nhất là kinh nghiệm trồng rừng. Hiện nay, toàn bộ đất gò đồi của thôn đã phủ kín keo, bạch đàn và bồ đề. Nhiều hộ trong thôn đã không còn khó khăn nữa, nhà nào cũng có thiết bị nghe nhìn đắt tiền, có xe máy và con em của họ đã thoát được nạn mù chữ.
Hiện giờ ngoài trồng rừng kinh tế, anh Lý Văn Thụ đưa cây khoai tím vào trồng, đắp đập nuôi cá và tiến tới xây dựng thành một khu trang trại sinh thái tổng hợp với đồi cây, hồ cá, kết hợp chăn nuôi đại gia súc, thuỷ sản và dịch vụ. Anh Thụ là gương sáng trong phát triển kinh tế hộ theo mô hình kinh tế tổng hợp trên vùng quê Động Quan.
Đình Nguyên
Các tin khác
YBĐT - Với hướng đi và phương châm kinh doanh đúng,doanh nghiệp tư nhân Nam Phú Hưng, thôn Cường Bắc, xã Nam Cường (TP Yên Bái) đã từng bước vươn lên, sản lượng sản xuất tăng dần, mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong năm 2006, doanh nghiệp sơ chế gần 700m3 gỗ bao bì xuất khẩu, 100m3 gỗ mộc xây dựng, mộc dân dụng, đạt doanh thu 1,3 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 117 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2007, doanh nghiệp sơ chế trên 300m3 gỗ bao bì xuất khẩu, sản xuất chế biến gần 60m3 gỗ mộc xây dựng và đồ mộc dân dụng, doanh thu đạt trên 600 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước 50 triệu đồng.
YBĐT - Vẫn giữ được nếp nhà sàn truyền thống của người Thái và người chủ của ngôi nhà ấy hết sức mạnh dạn trong cách nghĩ cách làm. Anh là Sa Quang Huy dân tộc Thái ở thôn Ba Khe 2, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Với việc nuôi ba ba, nuôi hươu và trồng rừng kinh tế, gia đình anh đã trở thành hộ làm ăn giỏi và có kinh tế khá giả ở xã vùng cao Cát Thịnh còn nhiều khó khăn này.
YBĐT - Đó là khẳng định của bà con người Thái Mường Lò đối với ông Lò Văn Tâm ở bản Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái).
YBĐT - Cơn mưa đầu mùa vẫn dai dẳng đổ xuống. Những tán bàng xanh chao đi chao lại trong gió bão che lấp những bóng đèn cao áp làm cho đường phố như đã về khuya. Trên đường phố lúc ấy có một người cầm ô dáng chậm rãi nhưng bước đi có vẻ chắc chắn và thận trọng. Người ta nhận ra ngay người đang đi dưới tán ô chao đảo dưới lòng đường kia là ông Bí thư chi bộ đường phố Nguyễn Đức Tùy.