Người thương binh gương mẫu làm giàu

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Qua lời giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Đỗ Văn Bản là thương binh hạng 4/4 ở khu 8 thị trấn Nông trường Trần Phú huyện Văn Chấn (Yên Bái). Ông Bản là một điển hình trong phong trào phát triển kinh tế ở các hộ gia đình ở nơi đây.

Ông sinh ra và lớn lên từ vùng quê lúa Thái Bình. Năm 1968 cũng như bao thanh niên cùng trang lứa, nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông xung phong lên đường nhập ngũ và chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Trong một lần làm nhiệm vụ ông bị thương và không tiếp tục chiến đấu được, nên năm 1970 ông trở về quê điều trị bệnh và xây dựng gia đình.

Năm 1976 ông cùng vợ con đi xây dựng vùng kinh tế mới và làm công nhân tại thị trấn Nông trường Trần Phú. Những năm đầu cuộc sống gia đình ông còn gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế đó ông suy nghĩ để đảm bảo cuộc sống và có điều kiện lo cho con cái ăn học, gia đình cần phải đẩy mạnh khai hoang ruộng nước, cùng phát triển với chăn nuôi lợn, gà, đào ao thả cá và trồng các loại cây màu. Đến năm 1990 gia đình ông nhận thêm đất đồi rừng khai hoang và cải tạo để trồng chè, trồng cam.

Ban đầu do thiếu kinh nghiệm sản xuất nên cam phát triển chậm, không nản chí ông tìm tòi học hỏi qua sách báo, qua anh em đồng đội những kiến thức khoa học để áp dụng vào mô hình vườn đồi của mình. Sau 5 năm nhờ tích cực lao động và chăm sóc đúng kỹ thuật cây cam phát triển rất tốt, mỗi năm cho thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế mà cây cam đem lại, năm 1997 ông quyết định san lấp diện tích ruộng để mở rộng diện tích trồng cam. Đến nay, gia đình ông đã có trên 1000 gốc cam sành và đã cho thu hoạch; 1,1 ha chè sản lượng đạt 14 tấn/năm. Năm 2006, tổng thu nhập từ cam và chè của gia đình đạt 115 triệu đồng.

Thu nhập ổn định, đời sống no đủ, các con ông đều đã trưởng thành và xây dựng gia đình, ông quyết định đầu tư vốn mua thêm đất và hướng dẫn cho các con làm ăn bằng việc mua ô tô để vận chuyển phân chuồng từ Sơn La về cung cấp cho các hộ trồng cam trong thị trấn, mỗi năm cũng thu được từ 25 đến 30 triệu đồng và kết hợp làm dịch vụ vận tải... Đời sống của gia đình ngày càng ổn định vì có nguồn thu nhập với mức trên 100 triệu đồng/năm.

Có được kết quả ngày hôm nay là cả một quá trình lao động gian khổ nhọc nhằn của gia đình cùng với ý chí nghị lực của người thương binh vươn lên thoát nghèo. Không chỉ làm kinh tế giỏi, trong cuộc sống gia đình, ông Bản còn là người chồng, người cha mẫu mực luôn đi đầu trong mọi công việc.

Với công tác xã hội, ông tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, thường xuyên giúp đỡ và trao đổi những kinh nghiệm làm ăn với bạn bè đồng đội, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ông Bản vinh dự được đi dự hội nghị biểu dương gương thương binh điển hình về phát triển kinh tế của tỉnh, được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày TBLS (27/7/2007).

Tiến Lập

Các tin khác

YBĐT - Ở địa bàn phường, xã, nhất là với các xã vùng sâu, vùng xa, không có một nhân viên phục vụ nào lại có liên quan mật thiết với mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân trên địa bàn của mình như nhân viên bưu tá. Anh Lò Văn Son, dân tộc Thái ở bản Hát, xã Hát Lừu huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là một trong những nhân viên bưu tá đã gắn bó suốt đời với nghề.

YBĐT - Năm 1968, chàng thanh niên Phạm Huy Lãng tạm biệt người thân lên đường tòng quân cứu nước. Năm 1985 ông trở về quê hương và tiếp tục công tác tại Công ty Chè Bảo Ái. Đến năm 1991 ông về nghỉ chế độ ở thôn 6 xã Thịnh Hưng (Yên Bình). Nhìn đàn con ăn không được no, mặc chưa đủ ấm, nhà cửa thì rách nát ông không khỏi băn khoăn làm thế nào để thoát nghèo. Sau nhiều trăn trở, ông bàn với vợ phát triển kinh tế trang trại với quyết tâm xóa bằng được đói nghèo bằng chính tiềm năng đất đai của gia đình.

Anh Lê Văn Sông (bên phải) đang kiểm tra máy biến áp.

YBĐT - Hơn 36 năm tuổi nghề, 30 năm làm tổ trưởng, trạm trưởng Lê Văn Sông lăn lộn hầu hết ở các vị trí công tác, người thợ điện bậc 7/7 thật xứng đáng là con người được tôn vinh là người có nhiều sáng kiến nhất trong ngành Điện lực Yên Bái.

YBĐT - Trong cuộc trò chuyện cởi mở tại Xưởng sửa chữa thuộc Phòng Kỹ thuật, Bộ CHQS tỉnh Yên Bái, Thượng úy Nguyễn Văn Sơn nói nhiều đến công việc chung của đơn vị mà ít nói về bản thân mình. Nhìn vẻ bề ngoài anh cũng bình thường giản dị như bao người lính chuyên nghiệp khác, nhưng qua tiếp xúc, càng thấy cháy bỏng trong anh là sự yêu nghề, say mê công việc và khả năng tìm tòi sáng tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục