Một tấm gương vượt khó

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Gia đình Nguyễn Văn Thông trước kia ở huyện Yên Bình (Yên Bái). Bố làm nghề chài lưới và mẹ là giáo viên tiểu học. Cuộc sống gia đình Thông đang đầm ấm thì bỗng tai họa ập đến gia đình em. Hai chị của Thông đi đánh rọ tôm không may trượt chân rơi xuống hồ. Cái chết của hai chị làm cho mẹ Thông tưởng không thể sống nổi. Mẹ Thông khóc ròng rã vì thương con. Suy sụp tinh thần, mẹ Thông lâm bệnh từ đó.

Ngôi nhà của ba mẹ con Nguyễn Văn Thông ở thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái).
Ngôi nhà của ba mẹ con Nguyễn Văn Thông ở thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái).

Không chịu nổi nỗi khổ của gia đình một lúc mất hai đứa con và cộng thêm người bố bạc tình, bạc nghĩa bỏ đi từ đó không trở về nên mẹ Thông chờ làm xong giỗ đầu cho hai con rồi chuyển về quê ngoại tại thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên. Ba mẹ con sống trong ngôi nhà gỗ 2 gian. Nhưng bệnh của mẹ Thông ngày càng nặng, mẹ buộc phải nghỉ dạy học để chữa bệnh.

Với đồng lương trợ cấp hàng tháng chỉ đủ thuốc thang cho mẹ nên gia đình khó khăn. Em gái của Thông phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Còn Thông thì suy nghĩ, dù có khó khăn đến đâu vẫn phải quyết tâm học tập với ước mơ sau này sẽ trở thành kỹ sư giỏi. Thông chăm chỉ học hành và 12 năm đèn sách đều đạt học sinh tiên tiến xuất sắc. Em còn được thầy cô, bạn bè động viên giúp đỡ. Không mặc cảm với cuộc sống và càng khó khăn, Thông càng quyết tâm hơn.

Đặc biệt năm học 12 Thông đạt được nhiều thành tích trong học tập, được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tiếp đó, Thông đã được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý. Ước mơ vào đại học đã thành hiện thực, Thông thi đỗ đại học công nghiệp Thái Nguyên. Ngày nhận giấy nhập học cả gia đình vừa mừng, vừa lo. Lo làm sao có tiền ăn học cho Thông suốt 4 năm học.

Ngày tựu trường, mẹ Thông chạy vạy vay mượn cũng chỉ đủ đóng tiền học phí kỳ I và tiền ăn, tiền nhà trọ mấy tháng đầu. Giờ đây cậu sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên được Nhà nước cho vay tiền trợ cấp cho sinh viên nghèo vượt khó. Nhưng số tiền trợ cấp ít ỏi ấy cũng không thể đáp ứng được yêu cầu học hành. Tuy nhiên, Thông vẫn quyết tâm học tập thật tốt để sau này có được một công việc đúng với chuyên môn như mình hằng mong ước.

Tinh thần và quyết tâm vượt khó học tập của Nguyễn Văn Thông thật đáng khâm phục. Mong sao chính quyền xã Y Can hoặc tổ chức nào đó sẽ có những giải pháp giúp đỡ về vật chất, tinh thần để Thông vững bước hơn trên con đường thực hiện ước mơ của mình.

Hoàng Văn Vinh

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục