Thoát nghèo trên mảnh đất hạ sơn

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo lời giới thiệu của đồng chí Giàng Sông Tu - Bí thư Đảng uỷ xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái), chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả của gia đình ông Sùng A Lù, thôn Tấu dưới, một trong những hộ tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế từ cuộc vận động hạ sơn năm 1995.

Ông Lù đang chăm sóc đàn bò của gia đình.
Ông Lù đang chăm sóc đàn bò của gia đình.

Cũng như những gia đình khác ở thôn Tấu trên, ngày ngày đầu tắt mặt tối, cuộc sống chẳng có gì hơn ngoài việc trông vào cây lúa nương. Năm 1995, theo chủ trương của Đảng, Nhà nước gia đình ông đã hạ sơn về định cư tại thôn Tấu dưới. Ngày đầu mới về nhìn lên vạt đồi toàn lau lách, cỏ mọc kín đã khiến ông và gia đình gần như nản chí.

Cuộc sống bao năm của gia đình ông chỉ quen phát rừng làm nương rẫy chứ có nghĩ đến ngày định cư như thế nay bao giờ!  Có chủ trương giao đất giao rừng của Nhà nước, được cán bộ xã khuyên nhủ cộng với ý chí của bản thân, sẵn lao động gia đình ông đã nhận trông coi, khoanh nuôi và bảo vệ hơn 5 ha đồi rừng, 500 m2 ruộng nước và nhận cải tạo hơn 2 ha diện tích đồi núi trọc để phát triển cây lương thực.

Để đất sinh sôi, việc đầu tiên ông và gia đình bắt tay vào cải tạo diện tích đồi gò hoang hoá. Thay vì trồng lúa nương như những năm trước, hơn 2 ha đồi gò ông đã trồng ngô và sắn lấy lương thực phục vụ cuộc sống trước mắt, còn lại 500 m2 ruộng nước nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông viên cơ sở ông đã mạnh dạn cấy hết bằng giống lúa lai chất lượng cao.

Những diện tích đồi gò còn trống ông đã lấy tiền từ việc trông coi bảo vệ rừng để mua cây giống về trồng rừng. Nhờ chăm chỉ làm ăn gia đình ông đã dần ổn định cuộc sống.

5 năm hạ sơn, mặc dù cuộc sống đã không phải lo cái ăn cái mặc những lúc tháng ba ngày tám, song để mỗi tháng có vài trăm ngàn để các con theo học tại trường huyện gia đình ông vẫn phải chật vật sớm hôm.

Theo quyết định của Chính phủ về việc cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, gia đình ông đã mạnh dạn vay 7 triệu từ Ngân hành Chính sách Xã hội huyện Trạm Tấu. 5 triệu ông mua 1 con bò nái về nuôi, 2 triệu còn lại ông để mua giốngcỏ  về trồng. Tưởng đơn giản chỉ cần có bò, có giống cỏ là có thể nuôi được, vậy mà giống cỏ ông mua về do không biết cách trồng, lại trồng tận trên đồi gò nên cây cỏ mọc lên còi cọc, chưa đến mùa đông chúng đã lụi và chết hàng loạt.

Thiếu cỏ cho bò, lúc đầu ông còn chăn thả quanh nhà, khi hết cỏ ông đem thả rông quanh đồi mặc kệ nó kiếm được cái gì thì ăn. Sau gần một năm bò không sinh sản mà gầy hẳn đi. Ngày đáo hạn nợ Ngân hàng đã đến, bò không những không sinh sản mà còn có nguy cơ ngã quỵ bất cứ lúc nào.

Không để tiền của và công sức đổ xuống sông xuống biển. Lặn lội lên huyện rồi đến những hộ nuôi bò thành công của các xã lận cận học tập họ cách trồng cỏ và nuôi bò. Với kinh nghiệm học hỏi được và kiến thức từ những lần tham gia các lớp tập huấn, sự giúp đỡ tận tình của cán bộ khuyến nông huyện đã giúp gia đình ông vững tin hơn.

Sau bao tháng ngày lặn lội với con bò, cây cỏ giống, trời đã không phụ lòng người, chưa đầy một năm sau con bò nái đã cho ông thêm một con bê con khoẻ mạnh. Tích lũy kinh nghiệm không thả rông nữa, ông đã làm chuồng trại cẩn thận để nuôi nhốt, vừa đảm bảo bò không bị đói lại tận dụng được phân bón để trồng cấy. Sẵn có nhân công, không chỉ bó hẹp trong việc nuôi bò sinh sản mà gi đình ông còn tập trung vào phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng, phát triển cây lương thực ngắn ngày và làm  lúa nước. Năm 2007 với gần 2 ha sắn cao sản gia đình ông cũng thu về 40 triệu đồng, ngô và rau màu dùng để phát triển chăn nuôi.

Từ một hộ nghèo, gia đình ông đã có bát ăn bát để, ngôi nhà gỗ rộng thênh thang còn thơm mùi gỗ vừa mới hoàn thành cùng những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và các con được theo học đầy đủ là minh chứng cho hiệu quả của sự chăm chỉ sau 13 năm hạ sơn.

Tin rằng trong nay mai, không chỉ có gia đình ôngLù mà có nhiều hơn nữa những hộ đồng bào Mông ở đây khá lên nhờ định canh định cư.

Thanh Tân

 

Các tin khác

YBĐT - Đến xã Việt Cường, huyện Trấn Yên (Yên Bái) hỏi tới gia đình lão nông Phan Văn Tý ai cũng biết. Năm nay ông đã bước sang tuổi 70 nhưng vóc dáng trông còn khỏe mạnh. Sinh ra ở miền quê nghèo huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) nhưng di cư lên Yên Bái.

YBĐT - Chi hội nông dân thôn Đầu Cầu, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên (Yên Bái) có anh Nguyễn Minh Trung, hội viên Hội Nông dân xã là một trong những hộ nông dân khá lên từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Với nghề mộc, xẻ mỗi năm gia đình anh có tổng thu nhập 90 triệu đồng.

YBĐT - Không mấy khó khăn từ quốc lộ 70 rẽ vào con đường làng lổn nhổn toàn đá hộc, chúng tôi đến khu vực Trại Bò thuộc thôn 11 xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái). Trang trại của gia đình Lê Văn Lưu nằm ở giữa đồi, một bên là khu chuồng trại nuôi bò, còn xung quanh nhà được bao bọc bởi rừng keo xanh rì.

YBĐT - Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn 5 gian thoáng đãng, sạch sẽ, anh Lý Văn Thụ kể cho chúng tôi nghe về những ngày gian khó, khi hai vợ chồng chịu nắng, chịu mưa gánh từng bầu cây keo giống lên rừng trồng để rồi sau hơn mười năm, những cánh rừng hoang hoá thủa nào đã xanh trở lại và mang lại một cuộc sống no đủ cho gia đình. Hơn thế, trên 5 chục hộ trong thôn Khe Dầu - nơi gia đình anh Thụ sinh sống cũng có cuộc sống ổn định nhờ trồng rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục